Thứ sáu 08/11/2024 05:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Xây cầu dân sinh theo công nghệ UHPC

15:57 | 12/01/2021

(Xây dựng) - Sau 2 tháng kể từ ngày khởi công xây dựng, ngày 10/01/2021, dự án cầu Bai Quan nằm trên địa bàn thôn Phong Phú (xã Thành Mỹ, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) đã chính thức khánh thành và đưa vào sử dụng. Đây là một trong những cây cầu nông thôn miền Bắc được xây dựng áp dụng công nghệ bê tông tính năng cao (UHPC) cho chế tạo nhịp dầm.

xay cau dan sinh theo cong nghe uhpc
Cầu Bai Quan có chiều dài 51.40, trong đó phần kết cấu dầm cầu dài 3x15m, dầm được thi công theo công nghệ bê tông UHPC với kết cấu trụ thân cột.

Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bê tông tính năng cao UHPC là thành công của các nhà khoa học trong nước khi áp dụng công tiên tiến của thế giới cho chế tạo dịp dầm vào xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn ở Việt Nam. UHPC có cường độ cực cao và độ dẻo dai lớn, độ nén lên đến 200 MPa, độ kéo khi uốn đến 40 MPa, cốt liệu UHPC nhỏ hơn 0,6 mm giúp hạn chế việc sinh ra các vết nứt. Từ các tính năng ưu việt thi công nhanh, vật liệu mỏng nhẹ tạo thẩm mỹ kiến trúc công trình, công nghệ còn cho phép sản xuất hàng loạt dầm điển hình chất lượng cao, gần như không phải bảo trì phần dầm. Trong quá trình xây dựng sử dụng vật liệu chỉ bằng 1/3 so với cầu bê tông thông thường nên giảm phát thải khí nhà kính, hạn chế khai thác tài nguyên và là một trong những giải pháp xây dựng bền vững theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới.

Cầu Bai Quan có chiều dài 51.40, trong đó phần kết cấu dầm cầu dài 3x15m, dầm được thi công theo công nghệ bê tông UHPC với kết cấu trụ thân cột. Mặt cầu rộng 2.2 m kể cả gờ chắn bánh. Cầu ứng dụng công nghệ dầm bê tông siêu tính năng tiền chế - UHPC, đã rút ngắn thời gian thi công xuống bằng 1/3 so với thi công cầu bê tông cốt thép thông thường, nâng tuổi thọ cây cầu là trên 50 năm.

Cầu Bai Quan được xây dựng trên chương trình từ thiện của tổ chức kết nối “Nữ Doanh nhân Sen Vàng Việt Nam”. Cầu đi vào sử dụng, mang ý nghĩa quan trọng là chiếc cầu Tình thương không chỉ giúp bà con đi lại thuận lợi tăng cường khả năng kết nối giao thông nội thôn xóm mà mở ra nhiều cơ hội phát triển cho khu vực vùng của xã. Góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội phát triển Nông thôn mới trên địa bàn xã.

Đây là mô hình của sự kết hợp giữa các cơ quan Quản lý Nhà nước về khoa học công nghệ tại Trung ương với địa phương. Sự kết hợp chặt chẽ và hiệu quả mô hình này đã đem đến kết quả ứng dụng hiệu quả và nhanh chóng giúp cho địa phương có được nhịp cầu nối đôi bờ trong thời gian ngắn.

Nam Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load