Thứ sáu 08/11/2024 12:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

“Vùng xanh doanh nghiệp” trong vùng đỏ của dịch bệnh: Đảm bảo an toàn cho người lao động an toàn và không đứt gãy sản xuất

17:11 | 13/09/2021

(Xây dựng) - Ngày 11/9, đánh giá về mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp” được thực hiện theo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai (Hà Nội) tại Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam, ông Chandan Singh – Tổng giám đốc Công ty – đã cảm ơn tổ chức Công đoàn. Bởi mô hình đã giúp doanh nghiệp rất nhiều trong việc đảm bảo phòng chống dich an toàn và không đứt gãy sản xuất.

vung xanh doanh nghiep trong vung do cua dich benh dam bao an toan cho nguoi lao dong an toan va khong dut gay san xuat
Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai hỗ trợ bữa ăn ca cho công nhân “3 tại chỗ” Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam.

Ảnh hưởng của dịch nhưng thu nhập vẫn trên 10 triệu đồng

Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam có hơn 700 cán bộ, người lao động. Ông Hoàng Văn Tiển - Chủ tịch Công đoàn Công ty cho biết Tổ An toàn Covid-19 của Công ty được thành lập ngay khi Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai triển khai, từ tháng 5/2021 và duy trì hoạt động hiệu quả trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, trong thời gian giãn cách, Công ty triển khai thực hiện mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp” theo hướng dẫn của Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai. Với mô hình này hiện có 60 người làm việc “3 tại chỗ”; 100% người lao động được xét nghiệm hàng tuần; 95% người lao động được tiêm vaccine mũi 1 và 5% được tiêm vaccine mũi 2. Trước đây Công ty có quy định bàn giao giữa 2 ca nhưng nay thực hiện giãn cách nên 2 ca không gặp nhau, ca trước về hết, ca tiếp theo mới vào; những vị trí nào có thể ăn tại chỗ thì sẽ nhận hộp cơm, không ăn tập trung.

Theo ông Chandan Singh, việc thực hiện giãn cách đã khiến một số người lao động của Công ty không vào được Hà Nội, cùng đó là những khó khăn do dịch bệnh nên công suất của Công ty giảm từ 20 – 25%. Nhưng Công ty vẫn đảm bảo không người lao động nào bị giảm lương, kể cả những người không đến Hà Nội làm việc được do giãn cách. Điều mà ông Chandan Singh nhấn mạnh là để giữ được như hiện nay, Công ty đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời từ chính quyền địa phương, từ tổ chức Công đoàn thông qua sự hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng, chống dịch cũng như thực hiện mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp”. Gần đây nhất, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để 294/500 cán bộ công nhân viên trong đối tượng cần thiết được cấp giấy đi đường có mã QR – với ông Chandan Singh, đây là sự hỗ trợ rất kịp thời, hiệu quả từ chính quyền đối với Công ty.

Cũng đang làm việc trong 1 doanh nghiệp được công nhận “Vùng xanh doanh nghiệp”, anh Hoàng Hữu Tuấn - quản lý một phân xưởng tại Công ty ICHI Việt Nam cho biết trước dịch thu nhập của anh vào khoảng 15 triệu đồng. Giờ ảnh hưởng của dịch, còn khoảng 13 -15 triệu đồng. Hiện nay Công ty thực hiện “1 cung đường 2 điểm đến” nên anh cũng như tất cả người lao động phải đăng ký cung đường đi và cam kết thực hiện đúng. Với bữa ăn trưa Công ty thực hiện chia hộp về các vị trí.

Trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Hoàng Long – Giám đốc Công ty ICHI Việt Nam – cho biết với mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp”, người lao động của Công ty được xét nghiệm hàng tuần. Mỗi buổi sáng các Tổ An toàn Covid-19 đều có báo cáo tình hình, nếu phát hiện ai có yếu tố dịch tễ đều được Công ty cung cấp que thử. Riêng với “1 cung đường 2 điểm đến”, Công ty yêu cầu người lao động thực hiện nghiêm, chỉ từ nhà đến Công ty và ngược lại, tuyệt đối không gặp gỡ, tiếp xúc người khác…

Ông Long cũng khẳng định Công đoàn là thành tố quan trọng giúp Công ty có được những thành công trong sản xuất kinh doanh. Công đoàn đã truyền đạt một cách nhân văn chính sách của Công ty đến với người lao động, nhất là những quy định phòng, chống dịch…

vung xanh doanh nghiep trong vung do cua dich benh dam bao an toan cho nguoi lao dong an toan va khong dut gay san xuat
Người lao động Công ty ICHI Việt Nam yên tâm làm việc trong môi trường an toàn “vùng xanh doanh nghiệp”.

Từ xây dựng mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp”, thành lập Công đoàn cơ sở

Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàng Mai Bùi Thị Ngọc Thuỷ cho biết Liên đoàn Lao động quận đang quản lý khoảng 300 Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp ngoài nhà nước. Xác định Công đoàn chăm lo cho người lao động bằng chính việc người lao động vẫn giữ được việc làm trong lúc dịch bệnh, Liên đoàn Lao động quận xây dựng ‘Vùng xanh doanh nghiệp” và nhân rộng đến các Công đoàn cơ sở, mà khởi đầu là Công đoàn cơ sở Hitachi ABB Việt Nam (Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam). Trên cơ sở Tổ An toàn Covid tại doanh nghiệp, từ khi áp dụng Chỉ thị 16, Liên đoàn Lao động quận hướng dẫn Công đoàn cơ sở tham mưu chủ doanh nghiệp nâng việc phòng chống dịch ở doanh nghiệp lên 1 bước mới. Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động, điều ý nghĩa nhất của mô hình “Vùng xanh doanh nghiệp” là doanh nghiệp cam kết test Covid-19 cho người lao động hàng tuần. Đây chính là để bảo vệ người lao động đồng thời cũng bảo vệ sản xuất. Từ mô hình tại đây, Liên đoàn Lao động quận đã nhân rộng được “Vùng xanh doanh nghiệp” ở 9 doanh nghiệp. Đặc biệt, có 2 doanh nghiệp chưa có tổ chức Công đoàn, sau khi được tuyên truyền đã đăng ký thực hiện “Vùng xanh doanh nghiệp”. “Không những thế chúng tôi còn vận động được người lao đọng gia nhập tổ chức Công đoàn và tới đây sẽ thành lập Công đoàn cơ sở. Liên đoàn Lao động quận tiếp tục dựa trên kế hoạch phòng chống dịch của Thành phố để đổi mới, nhân rộng “Vùng xanh doanh nghiệp” cho phù hợp nhất với từng giai đoạn phòng, chống dịch” – bà Thuỷ cho biết.

Trao đổi với ông Chandan Singh, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Nguyễn Phi Thường – đánh giá: Trong vùng đỏ, Công ty vẫn thực hiện được vùng xanh trên cơ sở hoạt động hiệu quả của Tổ an toàn Covid tại doanh nghiệp, qua đó đảm bảo an toàn để người lao động tiếp tục tham gia sản xuất, có thu nhập ngay trong thời gian khó khăn do dịch bệnh.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load