Thứ sáu 20/09/2024 06:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Vĩnh Phúc: Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân đến sát thời điểm cưỡng chế dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương

21:16 | 23/07/2021

(Xây dựng) – Đó là quan điểm của Bí thư Huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu tại Hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy với người dân có đất bị thu hồi trong dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương.

vinh phuc tiep tuc tuyen truyen van dong nguoi dan den sat thoi diem cuong che du an cum cong nghiep lang nghe minh phuong
Lãnh đạo huyện Yên Lạc thông tin về dự án.

Việc tổ chức Hội nghị đối thoại để lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của người dân thị trấn Yên Lạc là việc làm mang tính cầu thị của lãnh đạo chính quyền nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho nhân dân. Tuy nhiên, đến thời điểm tổ chức, các hộ dân được mời đã đến nhưng không tham gia, buộc phải hoãn đối thoại và sẽ thực hiện tiếp nếu người dân có nguyện vọng.

Lý giải nguyên nhân trên, Bí thư Huyện ủy Yên Lạc Nguyễn Khắc Hiếu nêu rõ: Các hộ dân có đất bị thu hồi cho dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương cho rằng dự án không phải là dự án được nhà nước thu hồi. Đồng thời, người dân không đồng ý với mức giá bồi thường và cho rằng doanh nghiệp trục lợi bằng việc mua lại đất của dân để bán lại với mức giá cao.

Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương đã được HĐND tỉnh Vĩnh Phúc thông qua tại Nghị quyết số 49/NQ–HĐND ngày 18/12/2017 về việc chấp thuận thu hồi đất để thực hiện các dự án, công trình năm 2018 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại Văn bản số 1567/TTg – NN ngày 09/11/2018 và đã có trong kế hoạch sử dụng đất năm 2018, 2019, 2020, 2021 của UBND huyện Yên Lạc. Dự án có diện tích thu hồi là 33,3ha của hơn 500 hộ, trong đó có 14,07ha thuộc địa phận thị trấn Yên Lạc và 19,3ha thuộc địa phận xã Nguyệt Đức (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng).

Huyện Yên Lạc đã thực hiện giải phóng mặt bằng được 28,5ha (đạt 85,6%), còn lại 4,8ha (14,4%) chưa giải phóng mặt bằng. Hiện nay chỉ còn 78 hộ ở thị trấn Yên Lạc chưa chấp thuận phương án bồi thường giải phóng mặt bằng với lý do nêu trên và đòi hỏi chủ đầu tư phải thỏa thuận giá và đòi hỏi đất dịch vụ.

Ngoài những ý kiến trên, trong thời gian qua, nhiều người dân đã dựng lều bạt, tập trung đông người trên vị trí diện tích đất đã bàn giao cho chủ đầu tư. Việc tập trung đông người là vi phạm về công tác phòng, chống dịch. Ngoài ra, việc dựng lều bạt, ăn ở tại vị trí đã được bàn giao cho chủ đầu tư là vi phạm. Mặc dù huyện đã tổ chức tuyên truyền vận động, nhưng một số người dân vẫn cố tình tập trung gây cản trở cho việc thực hiện dự án của chủ đầu tư.

vinh phuc tiep tuc tuyen truyen van dong nguoi dan den sat thoi diem cuong che du an cum cong nghiep lang nghe minh phuong
Phối cảnh Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương.

Bí thư Huyện ủy Yên Lạc cho biết: Trong thời gian tới huyện Yên Lạc sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động các hộ chấp hành phương án nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng để huyện sớm giao cho chủ đầu tư, đưa dự án vào hoạt động theo đúng quy định. Đối với các hộ dân không chấp hành, huyện sẽ tổ chức cưỡng chế. Dự kiến đợt 1, huyện sẽ cưỡng chế đối với 16/78 hộ tại cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương vào giữa tháng 8.

Trước khi tiến hành cưỡng chế, huyện sẽ có văn bản, gửi hồ sơ kế hoạch tổ chức cưỡng chế lên các cơ quan Công An tỉnh, Viện Kiểm sát tỉnh, Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc để thẩm định, kiểm tra các bước thực hiện. Hiện nay, huyện đã nhận được các văn bản phúc đáp, trả lời của các cơ quan của tỉnh là đã đủ điều kiện về mặt pháp lý cũng như đầy đủ về mặt pháp lý đối với kế hoạch cưỡng chế.

Dự án Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương đi vào hoạt động sẽ góp phần xây dựng một khu sản xuất tập trung có quy mô hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ và sản xuất đồng bộ, đáp ứng yêu cầu sản xuất cho người dân. Ngoài ra, dự án cũng sẽ giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là tại thị trấn Yên Lạc. Ngành nghề chủ yếu hoạt động trong cụm công nghiệp là sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, phế liệu... Sau khi đi vào hoạt động dự kiến sẽ thu hút khoảng 260 doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ cá thể. Tính chất của dự án là tạo quỹ đất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào trong cụm công nghiệp; đưa các cơ sở sản xuất ở các khu dân cư vào cụm công nghiệp sản xuất tập trung, tách rời khu dân cư; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và các hộ duy trì, phát huy làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế của địa phương.

Văn Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load