Thứ năm 16/05/2024 18:05 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng

14:20 | 16/03/2024

(Xây dựng) – UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành Văn bản số 1606/UBND-CN3, về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Vĩnh Phúc: Tăng cường công tác đảm bảo chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng
Người lao động thực hiện nghiêm các quy định về an toàn lao động tại công trường thi công cầu vượt đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Vĩnh Yên.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ Xây dựng tại Văn bản số 182/BXD-GĐ ngày 11/01/2024, về việc đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng công trình. Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước về chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường công trình xây dựng; chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quá với tình hình thiên tai và thực hiện tốt các biện pháp đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình, dự án và đảm bảo an toàn tính mạng của người dân trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các Sở, ngành, cơ quan liện quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh trong thời gian qua, đồng thời thực hiện hướng dẫn của Sở Xây dựng để công tác quản lý chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình, sử dụng công trình trên địa bàn tỉnh dần đi vào nền nếp đạt hiệu quả cao.

Giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành (Giao thông vận tải, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành Xây dựng đối với các tô chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng vê công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng theo quy định.

Tăng cường công tác kiểm tra nghiệm thu trong quá trình thi công theo điểm b Khoản 5 Điều 24 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng làm cơ sở để đánh giá chất lượng công trình trước khi kiểm tra nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào khai thác, sử dụng theo quy định.

Đối với UBND các huyện, thành phố, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về xây dựng thực hiện công tác thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, cấp giấy phép xây dựng và kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng theo chức năng, nhiệm vụ và phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh. Khi ban hành thông báo kết quả thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu có trách nhiệm gửi về các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành, theo phân cấp quản lý để theo dõi tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

Đối với các chủ đầu tư/các Ban quản lý dự án được giao quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình cần tổ chức quản lý chặt chẽ, toàn diện mọi hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện dự án trong từng giai đoạn thực hiện (quản lý dự án, tư vấn khảo sát, thiết kế, tư vấn thẩm tra, tư vấn giám sát, tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đấu thầu, tổ chức thi công, tư vấn kiểm định...). Trong đó, đặc biệt quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát tiến độ, chất lượng trong suốt quá trình thi công, đảm bảo công trình thi công tuân thủ theo hồ sơ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng về thi công và nghiệm thu của dự án đã được phê duyệt.

“Kiểm soát, theo dõi chặt chẽ công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật tư, vật liệu xây dựng trước khi đưa vào sử dụng, để xây dựng công trình trong quá trình thi công, đảm bảo kết quả thí nghiệm chính xác, khách quan, minh bạch; Đối với các công trình, dự án có khiếm khuyết về chất lượng, chủ đầu tư chỉ đạo kiểm tra, rà soát để có giải pháp sửa chữa, khắc phục kịp thời.

Kiên quyết tạm dừng hoặc đình chỉ thi công đối với nhà thầu thi công xây dựng khi xét thấy chất lượng thi công xây dựng không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công không đảm bảo an toàn, vi phạm các quy định về quản lý an toàn lao động làm xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, sự cố gây mất an toàn lao động”, văn bản nêu rõ.

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng thời gian quy định về gửi thông báo khởi công xây dựng công trình, gửi báo cáo hoàn thành đề nghị kiểm tra công tác nghiệm thu trong quá trình thi công và khi hoàn thành thi công xây dựng công trình đến cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp để được kiểm tra theo quy định.

Đồng thời, các chủ sở hữu, sử dụng, quản lý, vận hành, khai thác công trình xây dựng càn tổ chức thực hiện bảo trì công trình theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm vê chất lượng sử dụng của công trình trước cấp có thẩm quyền nếu không thực hiện bảo trì, không thực hiện đây đủ những chỉ dẫn trong quy trình bảo trì, làm công trình xuống cấp, hư hỏng trước thời hạn; thực hiện bảo trì công trình theo hướng dẫn của Sở Xây dựng tại Văn bản số 451/SXD-CCGĐXD ngày 20/2/2023.

Thực hiện đánh giá an toàn công trình xây dựng thuộc thầm quyền quản lý theo quy định của pháp luật và rà soát thực hiện đánh giá an toàn công trình theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 6196/UBND-CN3 ngày 07/8/2023 về việc thực hiện đánh giá an toàn công trình trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn của Sở Xây dựng tại văn bản số 4153/SXD-CCGĐ ngày 27/10/2021.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao Sở Xây dựng và các Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng công trình xây dựng theo các quy định hiện hành.

Văn Nhất

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phối hợp triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động ngành Xây dựng năm 2024

    (Xây dựng) - Ngày 15/5, tại Hà Nội, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và Công đoàn Xây dựng Việt Nam (CĐXDVN) đã tổ chức ký kết Chương trình phối hợp triển khai thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024. Tham dự có Chủ tịch CĐXDVN Nguyễn Thanh Tùng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng Phạm Minh Hà và đại diện lãnh đạo, các bộ phận chức năng của hai cơ quan.

  • Tổng Công ty HUD: Phát động “Tháng Hành động về an toàn, vệ sinh lao động” năm 2024

    (Xây dựng) – Mới đây, tại Dự án khu nhà ở An Sinh thuộc khu đô thị sinh thái Chánh Mỹ (giai đoạn 1), thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) phối hợp với Công đoàn Tổng Công ty tổ chức lễ phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 với chủ đề “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong thi công xây dựng công trình”.

  • LILAMA tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh nơi làm việc và trong thi công xây dựng công trình

    (Xây dựng) – Thực hiện Công văn số 1304/BXD-GĐ ngày 27/03/2024 của Bộ Xây dựng về việc triển khai Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Hội đồng ATVSLĐ Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (LILAMA) đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng thiết thực, hiệu quả với phương châm “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động nơi làm việc và trong thi công xây dựng công trình”.

  • Tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động”

    (Xây dựng) - Hướng tới kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để mỗi đoàn viên, cán bộ Công đoàn đều nắm vững và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Nghị quyết Đại hội Công đoàn và hành động của đoàn viên, người lao động”.

  • Tổng Công ty LICOGI phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động

    (Xây dựng) - Tại công trường Khu đô thị Bắc Cầu Hàn – thành phố Hải Dương, vừa qua, Công đoàn Tổng Công ty LICOGI - CTCP (LICOGI) đã tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2024 thành công tốt đẹp.

  • Siết quy trình để đảm bảo an toàn lao động

    Chỉ trong vòng 1 tháng, hai vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra tại Yên Bái và Đồng Nai, gây những tổn thất lớn về người. Điểm chung của hai vụ việc này cùng nhiều vụ tai nạn lao động khác là quy trình về an toàn lao động đã không được tuân thủ nghiêm túc, cộng với công tác kiểm soát bị lơ là, từ đó dẫn tới những tai nạn thương tâm.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load