Thứ sáu 08/11/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Vì sao Hà Nội “sốt sắng” kiến nghị Thủ tướng duyệt bổ sung quy hoạch Nhà máy cấp nước Xuân Mai?

17:01 | 23/09/2020

(Xây dựng) – Gần đây một số thông tin cho rằng, tại một số huyện ngoại thành của Thủ đô Hà Nội thiếu nước sạch, người dân phải sử dụng nước không đảm bảo vệ sinh và kiến nghị sớm bổ sung nhà máy nước Xuân Mai vào quy hoạch cấp nước Thủ đô. Về việc này, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã vào cuộc tìm hiểu. Thực chất vấn đề này như thế nào?

vi sao ha noi sot sang kien nghi thu tuong duyet bo sung quy hoach nha may cap nuoc xuan mai
Dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước Xuân Mai đang bị đình chỉ tuyệt đối.

Ngày 21/3/2013, Thủ tướng Chỉnh phủ ban hành Quyết định số 499/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch cấp nước Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Nghiên cứu quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ và tham khảo các ý kiến của các Bộ, Ngành, các Hội nghề nghiệp khi góp ý về việc điều chỉnh quy hoạch cấp nước Hà Nội chúng tôi thấy rằng, quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch cấp nước Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 vẫn còn nguyên tính thời sự. Có điều, một số vấn đề, đặc biệt là việc xây dựng hệ thống đường ống mạch vòng để đảm bảo an toàn nguồn cấp nước và hệ thống mạng lưới ống dẫn để cung cấp nước, UBND thành phố Hà Nội ít quan tâm triển khai theo quy hoạch mà khuyến khích các nhà máy nước đầu tư xây dựng hệ thống đường ống cấp nước theo vùng. Điều này là trái với khoa học trong lĩnh vực cấp nước đô thị.

Đơn cử, trong Quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch cấp nước Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 thì phần quy hoạch cấp nước của 3 nhà máy nước dự kiến đến năm 2020 và 2030 như sau: Giai đoạn 2020: Nhà máy nước sông Hồng công suất 300.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội) công suất 240.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Đà là 600.000m3/ngày đêm; Giai đoạn 2030: Nhà máy nước sông Hồng công suất 450.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Đuống (phần cấp cho Hà Nội) công suất 475.000m3/ngày đêm; Nhà máy nước mặt sông Đà là 1.200.000m3/ngày đêm.

Đến giai đoạn hiện nay, nhà máy nước sông Đuống đã hoàn thiện theo công suất cung cấp nước; Nhà máy nước sông Đà cũng đang triển khai giai đoạn 2; Nhà máy nước sông Hồng đang thi công xây dựng. Việc xây dựng các nhà máy nước đang thực hiện theo quy hoạch của Thủ tướng phê duyệt. Theo tính toán, nếu như với nguồn nước cung cấp của 3 nhà máy này mà không kịp thời xây dựng mạng đường ống truyền tải và đường ống cấp I có đường kính <1000mm cho giai đoạn đến năm 2020 khoảng 686,5km theo quyết định 499>

Nhiều ý kiến tâm huyết đánh giá, việc đầu tư mạch vòng và đường ống phân phối cấp nước cho thành phố là hết sức quan trọng, đảm bảo theo quy hoạch cấp nước. Nhưng không hiểu sao Hà Nội không thực hiện vấn đề này, mà chỉ quan tâm đến việc đầu tư xây dựng nhà máy mới, đồng thời “sốt sắng” đề nghị Thủ tướng Chính phủ bổ sung Nhà máy nước mặt Xuân Mai vào quy hoạch cấp nước Thủ đô, nhằm hợp thức hóa những việc làm vi phạm pháp luật trong việc phê duyệt, đầu tư và xây dựng nhà máy này, trái với Quyết định 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ?

Thực tế gần đây, theo một số thông tin phản ánh, nhiều khu vực ngoại thành Hà Nội như: Mỹ Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Quốc Oai…vẫn chưa có hệ thống cấp nước đồng bộ, nhiều hộ đang sử dụng nguồn nước không đảm bảo và kiến nghị cần sớm bổ sung nhà máy nước Xuân Mai vào quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội, vậy vấn đề này thực hư ra sao?

Ghi nhận tình hình cấp nước tại một số quận huyện của Hà Nội, ông Lê Hải Đăng - Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Quốc Oai cho biết: Trên địa bàn huyện đang sử dụng nguồn nước sạch sông Đà. Có hai đơn vị phân phối là Công ty TNHH Đồng Tiến Thành - Hà Nam, bên đó khoảng 16 xã trên địa bàn, còn lại 2 xã và thị trấn Quốc Oai là Công ty Ngọc Hải cung cấp; nguồn cung cấp vẫn sử dụng nguồn nước sạch sông Đà. Hai xã vùng bán sơn địa dân cư thưa, trước đây họ có nước sạch nông thôn từ Hòa Bình về. Hiện nay thành phố Hà Nội đang giao cho bên Ban Thoát nước môi trường đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước mới, khi nước sạch sông Đà được đưa vào huyện thì cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.

Ông Cấn Anh Duẩn - Phó phòng Quản lý đô thị huyện Thạch Thất thông tin: Hiện nay, 10 xã làng nghề sử dụng nguồn nước sạch sông Đà do công ty TNHH Đồng Tiến Thành - Hà Nam cung cấp. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có Công ty Bình Dương cấp cho xã Hữu Bằng bằng nguồn nước giếng khoan; Công ty THT cấp nước cho xã Phùng Xá bằng nguồn nước giếng khoan tại xã. Xã Đại Đồng được Công ty cấp nước Sơn Tây cấp nước, còn lại các xã chưa có dự án thì sử dụng bằng nước giếng khoan. Về cơ bản các dự án cấp nước trên địa bàn huyện ổn định đáp ứng được nhu cầu của bà con. Một số xã chưa được thì huyện đang đề xuất với Thành phố hỗ trợ, vì khu vực nông thôn người dân sử dụng ít, đường ống dài. Vì vậy, chưa được đầu tư hệ thống phân phối nước.

vi sao ha noi sot sang kien nghi thu tuong duyet bo sung quy hoach nha may cap nuoc xuan mai
Hệ thống mạch vòng kết nối cần được ưu tiên đẩy nhanh hoàn thiện nhằm ứng cứu nước sạch khi có sự cố (ảnh TL).

Một chuyên gia về quy hoạch cho rằng: Hà Nội chưa nên nghĩ đến câu chuyện bổ sung Nhà máy nước bởi theo Quyết định 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phủ phê duyệt thì các nhà máy nước hiện có đã đủ năng lực để cấp nước. Thay vì đầu tư xây dựng mới, Hà Nội cần quan tâm đến việc xây dựng các hệ thống mạch vòng để đảm bảo an toàn cho hệ thống cấp nước, khi có một trong các nhà máy cấp nước xảy ra sự cố. Đồng thời từng bước lắp đặt hệ thống nước phân phối theo nhu cầu của các khu dân cư, đặc biệt là các điểm dân cư tại huyện ngoại thành Hà Nội. Hệ thống mạch vòng và hệ thống đường ống phân phối chính quyền thành phố và các chính quyền các huyện phải thực hiện, nguồn vốn có thể là vốn ngân sách hoặc vốn xã hội hóa. Trong khi chưa làm được những việc này, thì Hà Nội chưa nên đặt vấn đề xây dựng thêm nhà máy nước Xuân Mai. Mặt khác, cách làm của Hà Nội hiện nay là phân khu vực cấp nước cho từng nhà máy, cách làm này là trái với nguyên tắc cấp nước đô thị, đồng thời gây nên sự tranh chấp giữa các nhà máy cấp nước bằng nguồn xã hội hóa không cần thiết. Trên thực tế vừa qua, cũng đã xảy ra sự tranh chấp này.

Mới đây, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 92/BC-BXD gửi Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định Đồ án Điều chỉnh quy hoạch cấp nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, một số Bộ, ngành có ý kiến như sau:

Hội Cấp thoát nước Việt Nam: Trong đề xuất lần này có bổ sung nhà máy nước Xuân Mai (trong Quy hoạch 2013 và Quy hoạch Vùng Thủ đô không có nhà máy này) vì vậy cũng cần làm rõ về sự thỏa thuận của Hòa Bình về vị trí, quy mô và khả năng về nguồn nước (đều sử dụng nước sông Đà); trách nhiệm của Hà Nội và Hòa Bình trong việc đảm bảo nhà máy nước khi đi vào hoạt động về an toàn trong cấp nước và việc bổ sung nhà máy nước này sẽ có tác động như thế nào về việc phân vùng cấp nước của các hệ thống khác đã xây dựng…

vi sao ha noi sot sang kien nghi thu tuong duyet bo sung quy hoach nha may cap nuoc xuan mai
Biết là Nhà máy chưa được Thủ tướng phê duyệt bổ sung quy hoạch, cơ quan chức năng chưa thẩm định công nghệ, chưa cấp phép xây dựng, nhưng ông Nguyễn Đức Chung khi còn làm Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cùng chủ đầu tư vẫn lên công trường đôn đốc nhà thầu thi công nhanh. Động cơ nào đây? Chắc cơ quan Công an sẽ làm rõ?

Cơ quan thẩm định – Bộ Xây dựng: Đề nghị hoàn thiện, làm rõ một số nội dung như: Thực tế tổng công suất các nhà máy nước chính cấp cho khu vực đô thị của Hà Nội là 1.520.000 m3/ngđ. Cần tính toán đến khả năng khai thác tối đa công suất của các nhà máy nước hiện có trong các khu vực đã được phân bổ, kế thừa và phát triển quy mô công suất, phạm vi cấp nước các nhà máy nước đã được quy hoạch, các dự án đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước khu vực nông thôn. Trên cơ sở đó mới có thể xem xét quy hoạch nhà máy nước mới (cụ thể như nhà máy nước mặt Xuân Mai chưa đủ cơ sở để đưa vào điều chỉnh Quy hoạch cấp nước lần này).

Như vậy, tình hình thiếu nước sạch có thể xảy ra ở một số điểm dân cư cấp huyện, trên địa bàn thành phố Hà Nội là thực tế. Nhưng nguyên nhân chính không phải là do thiếu nguồn cấp nước mà vấn đề chính là thiếu hệ thống nước phân phối. Và chúng tôi cho rằng, ý kiến của Bộ Xây dựng kiến nghị với Thủ tướng không đưa nhà máy nước Xuân Mai vào bổ sung quy hoạch trong giai đoạn này là có cơ sở khoa học.

Phóng viên Báo điện tử Xây dựng sẽ tiếp tục làm rõ nguyên nhân thiếu nước tại một số huyện của Thủ đô Hà Nội.

Khánh An – Ngọc Hân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load