Thứ sáu 20/09/2024 18:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Vì sao Bình Dương tiếp tục được vinh danh là 1 trong 21 thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới

21:13 | 03/03/2021

(Xây dựng) - Diễn đàn Cộng đồng Thông minh thế giới (ICF) vừa công bố danh sách 21 thành phố, khu vực có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu trên thế giới. Bình Dương là địa phương duy nhất ở Việt Nam, lần thứ 3 liên tiếp được vinh danh trong danh sách này.

vi sao binh duong tiep tuc duoc vinh danh la 1 trong 21 thanh pho thong minh tieu bieu tren the gioi
Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương được định hướng là trung tâm kết nối của thành phố thông minh.

Năm 2018, Bình Dương là địa phương đầu tiên tại Việt Nam trở thành thành viên của ICF, mở ra cơ hội thiết lập quan hệ quốc tế mạnh mẽ hơn với cộng đồng thông minh toàn cầu nhằm mục đích trao đổi thông tin, kinh nghiệm và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại Bình Dương.

Để được vinh danh tại ICF, Bình Dương bắt đầu xây dựng đề án thành phố Thông minh và được phê duyệt vào cuối năm 2016 với hạt nhân là thành phố mới Bình Dương. Bắt tay vào triển khai với sự hỗ trợ của chính quyền thành phố Eindhoven (Hà Lan), hợp tác với Brainport Group (Hà Lan) cũng như nhiều đơn vị khác, nhiều hội thảo và chuyến thăm thực địa đã được tổ chức, nhiều ý kiến được thu thập từ các chuyên gia. Sau 04 năm triển khai thực hiện, đề án thành phố thông minh Bình Dương đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Để tiếp nối và mở rộng hơn nữa đề án, Bình Dương tiếp tục triển khai đề án “Vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương - Binh Duong Innovation Region” với kỳ vọng sẽ tạo ra đòn bẩy nhằm thúc đẩy và xây dựng nền tảng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và rộng hơn là văn hóa đổi mới sáng tạo bền vững. Đây được xem là “bàn đạp” giúp Bình Dương xây dựng một môi trường hấp dẫn cho các nhà khởi nghiệp, các Công ty công nghệ, tiếp tục tham gia vào các tổ chức kinh tế lớn trên thế giới… Từ đó sẽ nâng cấp nền sản xuất hiện tại, tạo ra các công cụ sản xuất mới và phát triển đồng đều trên tất cả các mặt của đời sống xã hội, dần tăng tỷ trọng kinh tế số.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Long – Tổng Công ty Becamex IDC cho biết: Vùng thông minh Bình Dương được gia nhập ICF và 3 năm liên tiếp được bình chọn Smart 21 có ý nghĩa rất to lớn để tiếp tục đột phá phát triển kinh tế xã hội, của tỉnh như: Hướng phát triển thành phố Thông minh của tỉnh Bình Dương là hiệu quả, phù hợp với xu thế chung toàn cầu; nâng tầm Bình Dương lên một vị thế mới trên trường quốc tế; mở ra cơ hội hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với mạng lưới hơn 180 thành phố thông minh thịnh vượng khắp thế giới của ICF; tạo niềm tin cho nhà đầu tư, doanh nghiệp, bứt phá trong thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút lao động tri thức, là nền tảng cho phát triển dịch vụ, sản xuất công nghệ cao trong tương lai...

Với chủ trương thu hút đầu tư nhất quán, xuyên suốt hơn 20 năm qua nhưng luôn được bổ sung, đổi mới, sáng tạo, Bình Dương đã triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược thu hút FDI thế hệ mới. Trong đó, chú ý ưu tiên những ngành nghề, dự án có công nghệ tiên tiến, có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao; quản trị hiện đại, có tác động lan tỏa, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu; hạn chế tối đa các dự án thâm dụng lao động, sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu, tiêu hao nhiều năng lượng, tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường...

Nhờ những chủ trương, định hướng đúng đắn, cách làm sáng tạo, linh hoạt; công tác thu hút đầu tư của tỉnh Bình Dương đã thu được kết quả khá ấn tượng. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có trên 48.000 doanh nghiệp trong nước đang hoạt động, với tổng số vốn đăng ký đạt 450.000 tỷ đồng và gần 4.000 dự án có vốn đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 35 tỷ 400 triệu đô la Mỹ. Đặc biệt, ngày càng có nhiều tập đoàn, Công ty xuyên quốc gia có nguồn tài chính lớn và công nghệ hiện đại đến đầu tư vào Bình Dương.

Bước sang năm 2021, chính quyền tỉnh Bình Dương nhanh chóng thích nghi với đại dịch Covid-19, thực hiện công tác phòng, chống dịch hiệu quả. Các doanh nghiệp nhanh chóng chuyển đổi qua phương thức xúc tiến thương mại Online, ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ trong thu hút đầu tư. Thậm chí có những nhà đầu tư nước ngoài trong tình hình dịch bệnh vẫn đến Bình Dương, chấp nhận yêu cầu cách ly y tế theo quy định để tìm hiểu, quyết định đầu tư tại các khu công nghiệp của Bình Dương.

Trong năm qua, Bình Dương đẩy mạnh xây dựng chiến lược phát triển giai đoạn mới là vùng Đổi mới sáng tạo Bình Dương. Nổi bật là việc quy hoạch giao thông đô thị ứng dụng mô hình TOD - Xây dựng chuỗi đô thị dọc theo tuyến giao thông công cộng, tỉnh Bình Dương đã chú trọng rất sâu vấn đề quy hoạch thành phố gắn liền với hệ thống giao thông công cộng, tính toán đến dư địa phát triển trong tương lai.

Nhờ vậy, thành phố mới Bình Dương sẽ là một điểm trung tâm để kết nối các phân khu trong vùng đổi mới sáng tạo Bình Dương, cũng như kết nối với các tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nơi đây đang đề xuất thực hiện các dự án Bus nhanh BRT gắn liền với ga Suối Tiên trong hệ thống Metro của Thành phố Hồ Chí Minh, các dự án cải tạo cảnh quan đường Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng, mở rộng Quốc lộ 13; ngoài ra hệ thống quy hoạch đô thị gắn liền với hệ thống giao thông công cộng theo mô hình TOD, là những dự án nòng cốt phục vụ kết nối trong nội vùng, cũng như ra ngoài các tỉnh bạn.

Theo kế hoạch, sau thông báo Smart21, ICF sẽ hoàn thành bảng câu hỏi chi tiết cung cấp thêm thông tin về các khu vực để chọn ra 07 cộng đồng nằm trong Top7 cộng đồng thông minh của năm 2021 và sẽ được công bố trong tháng 6/2021. Top7 cũng sẽ là trọng tâm của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu của ICF diễn ra vào tháng 10/2021.

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load