Thứ năm 07/11/2024 21:25 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật trong việc xây dựng, đánh giá đạt chuẩn Nông thôn mới

13:41 | 16/12/2022

(Xây dựng) - Để tạo cơ sở thực hiện đánh giá các tiêu chí tiếp cận pháp luật thống nhất trên cả nước theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp đã ban hành hướng dẫn tiêu chí huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về huyện Nông thôn mới, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 và tiêu chí quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn tiếp cận pháp luật thuộc tiêu chí quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh.

Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật trong việc xây dựng, đánh giá đạt chuẩn Nông thôn mới
Điều kiện công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được xác định dựa trên kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các đơn vị cấp xã trên địa bàn và kết quả thực hiện nội dung tiêu chí thuộc trách nhiệm của cấp huyện.

Tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Theo đó, tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gồm 5 chỉ tiêu tương ứng với 100 điểm tập trung vào một số nhiệm vụ thuộc chức năng, trách nhiệm của chính quyền huyện trong các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; triển khai công tác tiếp cận thông tin; phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Cụ thể như sau: Ban hành các văn bản theo thẩm quyền để tổ chức và bảo đảm thi hành pháp luật trên địa bàn; Công khai, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ, đúng quy định pháp luật về tiếp cận thông tin; Ban hành, tổ chức thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm đúng quy định pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật và hướng dẫn của cơ quan cấp trên.

Tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo đúng quy định pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; Tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính đúng quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính.

Điều kiện công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật

Điều kiện công nhận cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được xác định dựa trên kết quả đạt chuẩn tiếp cận pháp luật của các đơn vị cấp xã trên địa bàn và kết quả thực hiện nội dung tiêu chí thuộc trách nhiệm của cấp huyện. Đồng thời, tương thích với điều kiện công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh cũng như xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Theo đó, cấp huyện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải đáp ứng đủ 04 điều kiện: Có 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Tổng số điểm của các chỉ tiêu đạt từ 90 điểm trở lên; Tổng số điểm của từng chỉ tiêu đạt từ 50% số điểm tối đa trở lên. Trong năm đánh giá, không có cán bộ, công chức là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp huyện bị xử lý kỷ luật hành chính do vi phạm pháp luật trong thi hành công vụ hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vai trò của chuẩn tiếp cận pháp luật trong việc xây dựng, đánh giá đạt chuẩn Nông thôn mới
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện tiêu chí “xã đạt chuẩn tiếp cận” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã đạt chuẩn Nông thôn mới, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật vào Bộ Tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao.

Mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả

Để đạt các yêu cầu theo nội dung 16.1 của tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" tại Bộ tiêu chí quốc gia về xã Nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025, xã phải có đồng thời mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật và mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả. Cụ thể như sau:

Mô hình điển hình về phổ biến, giáo dục pháp luật hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: (i) Tiêu chí 2 "Tiếp cận thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật" theo quy định của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và Thông tư số 09/2021/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg đạt điểm số tối đa; (ii) Huy động được nguồn lực hỗ trợ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; (iii) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Mô hình điển hình về hòa giải ở cơ sở hoạt động hiệu quả phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: (i) 100% tổ hòa giải của xã được hỗ trợ kinh phí triển khai hoạt động của tổ hòa giải và thù lao cho hòa giải viên đúng quy định pháp luật hòa giải ở cơ sở; (ii) Có hoạt động phối hợp với Tòa án nhân dân cấp huyện, Hội Luật gia cấp huyện, các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tổ chức, cá nhân có hiểu biết pháp luật trong tập huấn, bồi dưỡng cho hòa giải viên hoặc tham gia hỗ trợ hòa giải (ii) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện hướng dẫn, khuyến khích nhân rộng; trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá, được cơ quan có thẩm quyền cấp huyện trở lên tặng Giấy khen, Bằng khen hoặc hình thức khen thưởng khác vì đã có thành tích xuất sắc trong triển khai mô hình này.

Bên cạnh đó, Hướng dẫn còn quy định cụ thể cách tỷ lệ mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở được hòa giải thành; tỷ lệ người dân thuộc đối tượng trợ giúp pháp lý tiếp cận và được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu tại nội dung 16.1, 16.2 của tiêu chí 16 "Tiếp cận pháp luật" tại Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 – 2025.

Cách thức đánh giá

Số liệu phục vụ chấm điểm tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu chí tiếp cận pháp luật thuộc Bộ tiêu chí quốc gia xã Nông thôn mới nâng cao tính từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 của năm trước liền kề năm đánh giá.

Trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, tiêu chí tiếp cận pháp luật trong Bộ tiêu chí xã Nông thôn mới nâng cao được thực hiện thống nhất trong quy trình chung về đánh giá địa phương đạt chuẩn Nông thôn mới, Nông thôn mới nâng cao (đối với huyện, xã) và quy trình về đánh giá đạt chuẩn đô thị văn minh (đối với quận, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh) theo quy định tại Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg và Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg mà không thiết kế thành quy trình riêng nhằm giảm thiểu công việc, không tạo áp lực, phù hợp với điều kiện tinh gọn bộ máy tổ chức, biên chế và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương.

Trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả. Nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp nghiên cứu, giải quyết.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mê Linh (Hà Nội): Xã Tự Lập - Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tự Lập, huyện Mê Linh (Thành phố Hà Nội) đã làm thay đổi toàn diện bức tranh thôn quê. Diện mạo nông thôn nhờ đó khởi sắc về mọi mặt, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được nâng cao.

  • Nghệ An: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Trong đó, phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.

  • Nghi Lộc (Nghệ An): Xã Nghi Hoa đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Ngày 6/11, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (1954-2024) và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

  • Hà Nội: Huyện Gia Lâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị

    (Xây dựng) – Trong thời gian qua, huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu và đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng sức, đồng lòng của nhân dân đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn và đời sống của người dân thay đổi rõ rệt.

  • Hoài Đức (Hà Nội): Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, gắn với hoàn thành tiêu chí quận

    (Xây dựng) – Với sự đồng thuận cao về “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay, huyện Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu văn minh đô thị, góp phần hoàn thành các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Bước chuyển mình từ nông thôn mới

    (Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từng bước chuyển mình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2025, An Mỹ trở thành xã nông thôn thông minh

    (Xây dựng) – Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể trong xã An Mỹ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã An Mỹ vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

    16:08 | 05/11/2024
  • Nam Định: 96,9% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Nam Định có 8 huyện, 1 thành phố; 175 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 146 xã, 15 thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 156 xã, thị trấn, chiếm 96,9% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra.

    15:13 | 05/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký Quyết định công nhận xã Lộc Bình, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    12:21 | 05/11/2024
  • Hưng Yên: Thêm 9 xã được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    23:04 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Tiến Thịnh thay đổi bộ mặt nhờ phát triển nông thôn mới

    (Xây dựng) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xã Tiến Thịnh là một điểm sáng, đạt được nhiều thành quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

    15:46 | 04/11/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cán đích huyện nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã đạt các tiêu chí huyện NTM theo quy định của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

    15:42 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

    12:41 | 04/11/2024
  • Hưng Yên: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đa Lộc

    (Xây dựng) – Vốn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ân Thi (Hưng Yên), bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đa Lộc, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, xã Đa Lộc đã và đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

    12:38 | 04/11/2024
  • Thanh Oai (Hà Nội): Sẵn sàng đón đoàn của Trung ương về khảo sát thực tế các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

    21:17 | 02/11/2024
  • Long An: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức Hội nghị nhằm rà soát kết quả thực hiện chỉ tiêu và tiến độ giải ngân các nguồn vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2024.

    15:04 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load