Thứ bảy 09/11/2024 08:31 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường

08:35 | 10/06/2023

(Xây dựng) - Bộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định về phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế (khu công nghiệp) thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường.

Ủy quyền BQL khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cấp giấy phép môi trường
Ảnh minh hoạ.

Theo dự thảo, UBND cấp tỉnh xem xét, phân cấp thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường cho Ban quản lý khu công nghiệp.

Việc phân cấp phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của UBND cấp tỉnh, bảo đảm tuân thủ các quy định tại Điều 13 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, pháp luật về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan.

Bên cạnh đó, UBND cấp tỉnh xem xét, ủy quyền cho Ban quản lý khu công nghiệp thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường khi Ban quản lý đáp ứng năng lực, điều kiện và các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

Ban quản lý khu công nghiệp được ủy quyền có trách nhiệm thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường theo quy định tại các Điều 35, 36, 41, 43, 44, 45, 50, 51 Luật Bảo vệ môi trường và các Điều 29, 30, 49 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

Năng lực, điều kiện được ủy quyền

Theo dự thảo, Ban quản lý khu công nghiệp được ủy quyền khi đáp ứng các yêu cầu sau:

1- Có bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường từ 7 biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, từ 6 biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại I, từ 5 biên chế công chức trở lên đối với Ban quản lý khu công nghiệp của cấp tỉnh loại II và loại III, có nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường;

2- Nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường quy định tại điểm (1) nêu trên phải có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành về quản lý môi trường; khoa học, công nghệ, kỹ thuật môi trường; hóa học, sinh học và có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường;

3- Các nhân sự phải được đào tạo chuyên ngành môi trường hoặc chuyên môn phù hợp để thực hiện thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp, cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép môi trường, có trình độ từ đại học trở lên;

4- Chỉ được ủy quyền đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế

Theo dự thảo, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế phải đáp ứng những yêu cầu về bảo vệ môi trường như sau:

1- Đã có hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo vệ môi trường đối với khu kinh tế và khoản 1 Điều 51 Luật Bảo vệ môi trường đối với khu công nghiệp, khu chế xuất;

2- Đã có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp theo quy định của pháp luật;

3- Đã có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần theo quy định của pháp luật.

Dự thảo nêu rõ, ủy quyền phải được lập thành văn bản. Uỷ quyền phải xác định thời hạn và được ghi cụ thể trong văn bản uỷ quyền.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load