Chủ nhật 10/11/2024 14:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá tháng 2 ước đạt 42,5 tỷ USD

16:00 | 01/03/2021

(Xây dựng) - Tổng cục Hải quan cho biết, trong tháng 2/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam ước đạt 42,5 tỷ USD, giảm 22,7% so với tháng trước; trong đó tổng trị giá xuất khẩu ước đạt 21,5 tỷ USD, giảm 24,7% và tổng trị giá nhập khẩu ước đạt 21 tỷ USD, giảm 20,6%. So với cùng kỳ năm 2020, trị giá xuất khẩu của cả nước tăng 2,4% và trị giá nhập khẩu tăng 11,6%.

tong tri gia xuat nhap khau hang hoa thang 2 uoc dat 425 ty usd
Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2021 ước tính thặng dư 500 triệu USD.

Với kết quả ước tính trên, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2021 ước đạt 97,505 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó tổng trị giá xuất khẩu 2 tháng năm 2021 đạt 50.046 triệu USD, tăng 27,1% so với cùng kỳ năm 2020; tổng trị giá nhập khẩu 2 tháng năm 2021 đạt 47.459 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ năm 2020. Cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2021 ước tính thặng dư 2.586 triệu USD.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong tháng 2/2021 của Việt Nam gồm: Dầu thô xuất khẩu ước tính là 160 nghìn tấn, giảm 55,4% và trị giá là 53 triệu USD giảm 65,4% so với tháng trước. 2 tháng đầu năm 2021, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính đạt 519 nghìn tấn và trị giá là 204 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, lượng dầu thô xuất khẩu ước tính trong 2 tháng này giảm 37,1% về lượng và trị giá ước tính giảm 45,7%.

Xuất khẩu quặng các loại trong tháng 2/2021 ước tính là 170 nghìn tấn, giảm 22,2% và trị giá là 5 triệu USD giảm 55,6% so với tháng trước. 2 tháng đầu năm 2021, lượng quặng xuất khẩu ước tính đạt 389 nghìn tấn và trị giá là 16 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, lượng quặng xuất khẩu ước tính trong 2 tháng này giảm 13,4% về lượng và trị giá ước tính giảm 45,1%

Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu như: Xăng dầu các loại nhập khẩu trong tháng 2/2021 ước tính là 750 nghìn tấn, giảm 12,6% và trị giá là 363 triệu USD giảm 13,4% so với tháng trước. 2 tháng đầu năm 2021, lượng xăng dầu nhập khẩu ước tính đạt 1.609 nghìn tấn và trị giá là 781 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, lượng xăng dầu nhập khẩu ước tính trong 2 tháng này tăng 18,3% về lượng và trị giá ước tính giảm 0,6%.

Với mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 2/2021 là 5,2 tỷ USD, giảm 8,1% so với tháng trước; trị giá nhập khẩu 2 tháng năm 2021 đạt 10,9 tỷ USD và tăng 23,9% so với cùng kỳ năm 2020. Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng: Ước tính nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 2/2021 là 2,9 tỷ USD, giảm 25,9% so với tháng trước; trị giá nhập khẩu 2 tháng mặt hàng này đạt 6,8 tỷ USD và tăng 30,8% so với cùng kỳ năm 2020.

Sắt thép các loại: Ước tính nhập khẩu trong tháng 2/2021 là 1.000 nghìn tấn, giảm 18,2% và trị giá là 700 triệu USD, giảm 16,8% so với tháng trước. Lượng nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng năm 2021 là 2.223 nghìn tấn đạt 1.541 triệu USD về trị giá. So với cùng kỳ năm 2020, lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng tăng 12,3% về lượng và tăng 29,5% về trị giá.

Ôtô nguyên chiếc các loại: Ước tính trong tháng 2/2021 là 7 nghìn chiếc, tăng 16,1% và trị giá là 134 triệu USD, giảm 36,9% so với tháng trước. Lượng nhập khẩu mặt hàng này 2 tháng năm 2021 là 15 nghìn chiếc và trị giá là 374 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2020, lượng nhập khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng năm 2021 tăng 3,3% về lượng và tăng 0,2% về trị giá.

Những kết quả trên đã tác động đến tình hình thu ngân sách của ngành Hải quan. Cụ thể: Số thu từ hoạt động xuất nhập từ 01/02/2021 đến 28/02/2021 đạt 23.656 tỷ đồng. Lũy kế cả năm đến 28/02/2021 đạt 54.760 tỷ đồng, bằng 17,38% dự toán được giao, bằng 16,54% chỉ tiêu phấn đấu, tăng 7,53% so với cùng kỳ năm trước (50.924 tỷ đồng).

Tháng 2 là thời điểm diễn ra dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 cũng là thời điểm dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình xuất nhập khẩu, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trong nước cũng giảm hơn so với năm trước. Tuy nhiên hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép đối với những mặt hàng cấm và mặt hàng thiết yếu phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán vẫn diễn ra hết sức phức tạp đặc biệt đối với mặt hàng pháo nổ, rượu, bia, thuốc lá... được vận chuyển qua các tuyến đường bộ.

Với vai trò là Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã tham mưu Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, Ngành, cơ quan chức năng chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát trên cả ba tuyến đường bộ, đường biển và đường hàng không trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, cụ thể: Tính từ ngày 16/01 - 15/02, toàn ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 967 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 258,67 tỷ đồng; Số thu ngân sách đạt 8,585 tỷ đồng, Cơ quan Hải quan khởi tố 02 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 06 vụ.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành bị chất dứt hợp đồng Gói thầu XL01

    (Xây dựng) - Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa ra quyết định chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng đã ký kết trước đó với Công ty CP Xây dựng và kỹ thuật Hà Thành (Công ty Hà Thành). Đơn vị thực hiện Gói thầu XL01 - cải tạo làm thang thoát hiểm cho hội trường tầng 8, nhà E4 trường Đại học Kinh tế.

  • Cần gỡ khó để công nhân được vay vốn ưu đãi

    (Xây dựng) - Từ khi quy định mới ra đời, công nhân lao động gần như không thể vay vốn với lãi suất ưu đãi tại Tổ chức Tín dụng vi mô CEP, càng gặp thêm nhiều khó khăn trong cuộc sống…

  • Có được dùng chi phí giảm thuế để bổ sung hạng mục mới?

    (Xây dựng) - Việc bổ sung hạng mục đầu tư mới, nếu thuộc các trường hợp được điều chỉnh dự án theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Xây dựng thì cấp quyết định đầu tư xem xét, quyết định việc điều chỉnh dự án (bao gồm cả điều chỉnh tổng mức đầu tư, không liên quan đến việc sử dụng chi phí do giảm thuế GTGT).

  • Hà Nội thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững

    Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để phát triển kinh tế. Một trong những giải pháp đó là thúc đẩy kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển bền vững.

  • Linh hoạt bố trí vốn nhà nước tham gia dự án PPP

    Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

  • Doanh nghiệp ngành Xây dựng “trở lại” kênh huy động vốn từ trái phiếu chỉ với 200 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tháng 10/2024 ghi nhận có 21 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ trị giá 19.678 tỷ đồng và 4 đợt phát hành ra công chúng trị giá 1.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ có 1 đợt phát hành với giá trị vỏn vẹn 200 tỷ đồng đến từ doanh nghiệp ngành Xây dựng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load