Thứ sáu 08/11/2024 01:39 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Tiên Phước (Quảng Nam): Quyết tâm trong việc xây dựng huyện nông thôn mới

11:33 | 31/10/2024

(Xây dựng) – Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Tiên Phước (Quảng Nam) có 14/14 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 100%). Lãnh đạo huyện chia sẻ, về xây dựng huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025, Tiên Phước đã thực hiện đạt 7/9 tiêu chí, 2 tiêu chí chưa đạt gồm giao thông, môi trường đang được nỗ lực triển khai thực hiện.

Tiên Phước (Quảng Nam): Quyết tâm trong việc xây dựng huyện nông thôn mới
Huyện Tiên Phước, Quảng Nam chuyển mình mạnh mẽ trong xây dựng NTM khi hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ.

Nhiều kết quả tích cực

Sau hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, chính quyền huyện Tiên Phước đã có những kết quả tích cực. Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước Nguyễn Hùng Anh cho biết, đến năm 2024, toàn huyện có 14/14 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (tỷ lệ 100%). Huyện phấn đấu đến năm 2025, 3 xã Tiên Phong, Tiên Cảnh, Tiên Châu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.

“Đối với thôn NTM kiểu mẫu, UBND huyện đã phê duyệt cho 51/77 thôn xây dựng phương án NTM kiểu mẫu; có 18/51 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 6 thôn đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận thôn NTM kiểu mẫu. Về xây dựng huyện NTM giai đoạn 2021 - 2025, Tiên Phước đã thực hiện đạt 7/9 tiêu chí. Hai tiêu chí chưa đạt gồm giao thông, môi trường. Tổng kinh phí đầu tư xây dựng NTM năm 2024 của huyện Tiên Phước hơn 103 tỷ đồng, hiện nay giải ngân được 7,6 tỷ đồng (đạt 7,4%)”, Phó Chủ tịch huyện Tiên Phước chia sẻ.

Phó Chủ tịch huyện Tiên Phước cho hay, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, các cấp ủy, chính quyền từ huyện đến cơ sở đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tổ chức thực hiện với tinh thần nghiêm túc và quyết tâm cao nhất. Trong đó, công tác tuyên truyền được tổ chức triển khai sâu rộng, từng bước làm thay đổi nhận thức, phát huy được sức mạnh đoàn kết, khẳng định vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM.

“Cơ cấu kinh tế tại địa phương chuyển dịch theo hướng tích cực, đến nay giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp đạt 862 tỷ đồng, giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng đạt 2.592 tỷ đồng, giá trị ngành Thương mại - Dịch vụ đạt 4.295 tỷ đồng. Bình quân chung thu nhập đầu người trên địa bàn huyện 58 triệu đồng/người/năm (bình quân thu nhập của 14 xã NTM là 58,64 triệu đồng/người/năm), tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn huyện giảm còn 2,32%, với 434 hộ/18.983 hộ (14 xã NTM là 2,25%). Tổng thu ngân sách 5 năm (2020-2024) đạt 4.271 tỷ đồng, trong đó thu ngân sách trên địa bàn huyện 549 tỷ đồng, tăng bình quân 21,25%/năm. Điều hành chi ngân sách đúng quy định, hạn chế tối đa chi phát sinh ngoài dự toán”, Phó Chủ tịch huyện Tiên Phước thông tin.

Tiên Phước (Quảng Nam): Quyết tâm trong việc xây dựng huyện nông thôn mới
Bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn huyện Tiên Phước đạt 58 triệu đồng/người/năm (bình quân thu nhập của 14 xã nông thôn mới là 58,64 triệu đồng/người/năm).

Năm 2018, trên diện tích đất vườn hơn 1ha, vợ chồng cựu chiến binh (CCB) Đặng Thị Mai (thôn 3, xã Tiên Lộc, huyện Tiên Phước) cải tạo trồng các loại cây ăn quả. Hiện khu vườn có khoảng 300 bụi chuối lùn, 15 cây măng cụt, 25 cây sầu riêng đang trong thời kỳ ra quả và 100 cây măng cụt hơn 3 năm tuổi, hơn 700 cây cau... Mỗi vụ, các loại cây ăn quả đem lại thu nhập cho gia đình hơn 60 triệu đồng.

“Trong quá trình đầu tư cải tạo vườn, trồng cây ăn quả, xây dựng hệ thống nước tưới, gia đình được huyện hỗ trợ 46 triệu đồng từ Nghị quyết số 35 HĐND tỉnh về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Sau khi con cái trưởng thành, vợ chồng tôi mới bắt tay đầu tư cải tạo khu vườn trồng các loại cây ăn quả. Trong quá trình thực hiện, Hội CCB xã tổ chức các lớp tập huấn giúp chúng tôi nắm vững kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc vườn cây tốt hơn", bà Đặng Thị Mai nói.

Tiên Phước (Quảng Nam): Quyết tâm trong việc xây dựng huyện nông thôn mới
Phát triển kinh tế vườn giúp người dân Tiên Phước có thu nhập ổn định.

Cũng như bà Đặng Thị Mai, khu vườn rộng hơn 5.000m2 của ông Võ Ngọc Huệ thôn Địch Yên, xã Tiên Phong ngày càng sum xuê các loại cây trái đặc trưng ở xứ Tiên, với hơn 40 cây măng cụt, 10 cây sầu riêng... Quanh vườn ông còn trồng hơn 100 cây cau. Mùa măng cụt vừa rồi, có 10 cây măng cụt lớn cho thu hoạch 200kg quả, ông Võ Ngọc Huệ bán hơn 10 triệu đồng; gia đình ông còn thu được gần chục triệu đồng tiền bán cau.

"Hiện nay phong trào làm kinh tế vườn phát triển rất mạnh, nhất là khi có thêm chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Gia đình tôi cũng vừa được hỗ trợ 24 triệu đồng cả giống cây và giếng khoan, hệ thống tưới tiết kiệm. Tôi cũng được địa phương tổ chức đi tập huấn, tham quan thực tế để biết cách chăm cây đúng kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh cho cây phát triển tốt hơn", ông Võ Ngọc Huệ chia sẻ.

Quyết tâm cao người dân và chính quyền

Ông Trầm Quế Hương, Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước cho biết, địa phương xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt của Đảng bộ và nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành và tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTQ và các tổ chức đoàn thể cấp huyện đã quán triệt, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện.

Tiên Phước (Quảng Nam): Quyết tâm trong việc xây dựng huyện nông thôn mới
Người dân và chính quyền huyện Tiên Phước đồng lòng trong việc xây dựng NTM.

Trong quá trình chỉ đạo, địa phương luôn phát huy tính dân chủ, sáng tạo, nêu cao vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Chú trọng công tác tuyên truyền thường xuyên, liên tục phát huy vai trò chủ thể, tạo sự đồng thuận, ủng hộ của người dân.

Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước nhận định, nổi bật lớn nhất trong cơ chế, điều hành xây dựng NTM của huyện đó là cơ chế đầu tư giao thông nông thôn, ngoài cơ chế tỉnh hỗ trợ đầu tư đường giao thông. Từ năm 2011 - 2024, tổng nguồn lực thực hiện xây dựng NTM là hơn 3.021 tỷ đồng; trong đó nhân dân đóng góp hơn 1.096 tỷ đồng, chủ yếu bằng ngày công, hiến đất và các loại vật tư để làm đường giao thông nông thôn, xây dựng, sửa chữa nhà văn hóa thôn...

“Cơ chế tỉnh hỗ trợ mặt đường 3,5m, ngân sách huyện bổ sung phần chênh lệch để đầu tư từ 3,5m lên 5,5m hoặc 7,5m. Việc bổ sung thực hiện bằng nguồn sự nghiệp kinh tế, ngân sách huyện, nguồn xã hội hóa huy động hỗ trợ của tổ chức, cá nhân và đóng góp của nhân dân đã đầu tư trên 100 tỷ đồng để thực hiện Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, phát triển hạ tầng sản xuất, bê tông hóa kênh mương, giao thông nông thôn, công trình thủy lợi nhỏ, thực hiện kế hoạch chuyển đổi cây trồng, trồng rừng gỗ lớn... phát triển hạ tầng sản xuất của huyện cơ bản đảm bảo”, ông Trầm Quế Hương cho biết.

Về phát triển kinh tế, người đứng đầu chính quyền huyện Tiên Phước cho hay huyện đã tận dụng lợi thế cùng các nguồn lực hỗ trợ để phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại. Kết quả cho thấy hướng đi này đã mang lại hiệu quả cao, tạo ra dấu ấn đậm nét. Những vườn cây ăn quả đặc trưng như sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, tiêu… đã mang lại cho các hộ gia đình trong huyện nguồn thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Phát triển kinh tế luôn giữ ở mức tăng trưởng khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đến nay tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 30,19%, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 57,06%, ngành nông - lâm nghiệp chiếm 12,75%...

Thanh Đức

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Bước chuyển mình từ nông thôn mới

    (Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từng bước chuyển mình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

    17:11 | 05/11/2024
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2025, An Mỹ trở thành xã nông thôn thông minh

    (Xây dựng) – Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể trong xã An Mỹ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã An Mỹ vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

    16:08 | 05/11/2024
  • Nam Định: 96,9% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Nam Định có 8 huyện, 1 thành phố; 175 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 146 xã, 15 thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 156 xã, thị trấn, chiếm 96,9% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra.

    15:13 | 05/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký Quyết định công nhận xã Lộc Bình, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    12:21 | 05/11/2024
  • Hưng Yên: Thêm 9 xã được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    23:04 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Tiến Thịnh thay đổi bộ mặt nhờ phát triển nông thôn mới

    (Xây dựng) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xã Tiến Thịnh là một điểm sáng, đạt được nhiều thành quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

    15:46 | 04/11/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cán đích huyện nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã đạt các tiêu chí huyện NTM theo quy định của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

    15:42 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

    12:41 | 04/11/2024
  • Hưng Yên: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đa Lộc

    (Xây dựng) – Vốn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ân Thi (Hưng Yên), bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đa Lộc, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, xã Đa Lộc đã và đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

    12:38 | 04/11/2024
  • Thanh Oai (Hà Nội): Sẵn sàng đón đoàn của Trung ương về khảo sát thực tế các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

    21:17 | 02/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load