Thứ sáu 20/09/2024 06:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Tiền Hải (Thái Bình): Nút thắt trong công tác giải phóng mặt bằng đang được tháo gỡ

16:44 | 14/10/2021

(Xây dựng) - Công tác giải phóng mặt bằng luôn là bước khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án. Bởi để hài hòa quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân là điều không đơn giản. Nhưng dưới sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện Tiền Hải đã chủ động tìm ra giải pháp phù hợp, nỗ lực tháo gỡ những nút thắt, hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng tuyến đường 221a vào quý IV năm nay.

tien hai thai binh nut that trong cong tac giai phong mat bang dang duoc thao go
Ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Tăng cường tuyên truyền, đối thoại, lắng nghe ý kiến của người dân

Sau cơn mưa xối xả chiều tháng 8, khi mà đại dịch Covid-19 còn đang diễn biến rất phức tạp, chúng tôi có mặt tại gia đình ông Tô Văn Long xã Tây Giang, huyện Tiền Hải là hộ dân có diện tích đất/công trình phải thu hồi thuộc dự án. Được biết, lúc đầu gia đình ông Long chưa đồng ý với phương án đền bù đưa ra trong đó cơ bản là giá đền bù đất. Nhưng sau nhiều lần bền bỉ tuyên truyền, giải thích, thuyết phục của chính quyền địa phương, nay gia đình ông Long đã đồng ý tháo dỡ công trình, bàn giao mặt bằng với diện tích 56m2 trên tuyến 221a cho đơn vị thi công. Bên cạnh đó là hộ gia đình bà Chu Thị Miến, cũng đồng ý nhận tiền đền bù, dỡ công trình xây dựng, bàn giao đất ở để thực hiện dự án. Đây là 2 hộ gia đình còn lại trong hàng trăm hộ phải giải phóng mặt bằng tại xã Tây Giang - một trong những nút thắt quan trọng thuộc tuyến đường 221a được tháo gỡ.

tien hai thai binh nut that trong cong tac giai phong mat bang dang duoc thao go
Ông Phạm Ngọc Kế, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tiền Hải chủ trì đối thoại với người dân tại xã Tây Tiến.

Riêng đoạn đi qua xã Tây Tiến dài 1,7km, đã có 155 hộ thống nhất phương án hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng, còn lại 12 hộ dân chưa đồng thuận với diện tích đất thu hồi là 368,2m2. Trước thực trạng này, huyện đã tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp với 12 hộ dân ở đây để thống nhất phương án hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng.

Quan điểm của huyện Tiền Hải là luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, để đưa ra các giải pháp tốt nhất trên cơ sở các văn bản chính sách của pháp luật. Tại buổi đối thoại, các hộ đã chia sẻ mong muốn, những vướng mắc còn trăn trở và được các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện giải đáp cụ thể, kèm căn cứ pháp luật chứng minh. Đồng thời phân tích, làm rõ những lợi ích mà dự án mang lại.

Ông Phạm Ngọc Kế, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện khẳng định, trong vòng mười năm tới, tuyến đường 221a vẫn là huyết mạch phía Nam của huyện, kết nối với khu du lịch sinh thái Cồn Vành, không chỉ đảm bảo giao thương thuận lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác đầu tư trong nước và quốc tế. Đây là tuyến đường mơ ước của nhiều thế hệ người dân các xã phía Nam nói riêng và của tỉnh Thái Bình nói chung. Vì vậy, Tiền Hải đồng lòng, quyết tâm nắm bắt cơ hội, thực hiện thành công dự án. Với tinh thần đối thoại thẳng thắn các hộ dân đã đồng ý với các phương án đền bù và sẽ sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Cách làm này của huyện với người dân xã Tây Tiến cũng như 8 xã có dự án đi qua, nên huyện không có đơn thư khiếu nại vượt cấp về công tác đền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ đều nằm trong kế hoạch.

tien hai thai binh nut that trong cong tac giai phong mat bang dang duoc thao go
Người dân có đất phải thu hồi được quyền bày tỏ nguyện vọng, tại buổi đối thoại trực tiếp về công tác giải phóng mặt bằng đường 221a.

Bám sát chủ trương của tỉnh, đẩy nhanh tiến độ

Huyện Tiền Hải đã, đang rất nỗ lực, quyết tâm bằng nhiều giải pháp quyết liệt, mềm dẻo, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng thời vận dụng linh hoạt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đặc biệt trong công tác giải phóng mặt bằng, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân có đất thu hồi có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ của dự án.

Đến nay, trên toàn tuyến đã giải phóng mặt bằng được 813 hộ, đối với các hộ còn lại huyện đã có phương án cụ thể. Đơn vị thi công đang tích cực triển khai xây dựng những đoạn đã được bàn giao mặt bằng. Ông Phạm Ngọc Kế chia sẻ thêm “Chúng tôi đã bám sát sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tập trung công tác tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận thực hiện đúng quy trình về giải phóng mặt bằng. Đối với số ít những hộ cố tình chống đối không hợp tác huyện đã xây dựng kế hoạch tổ chức cưỡng chế theo đúng quy định của pháp luật”.

Để đạt được kết quả này, huyện luôn bám sát sự chỉ đạo của tỉnh. Tại cuộc Hội nghị trực tuyến triển khai thực hiện Chỉ thị 08-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, ông Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể, mỗi tổ chức cá nhân cần ghi nhớ, thực hiện 8 bài học kinh nghiệm, để thực hiện tốt hơn công tác giải phóng mặt bằng trong thời gian tới. Trong đó nhấn mạnh: Công tác giải phóng mặt bằng phải để lại niềm tin trong nhân dân thông qua việc đưa các dự án vào thực hiện nhanh, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân.

tien hai thai binh nut that trong cong tac giai phong mat bang dang duoc thao go
Người dân đồng thuận ký phương án đền bù giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Kế hoạch trước ngày 30/11, huyện sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng toàn tuyến với chiều dài 17,8km. Huyện đang tập trung chỉ đạo đơn vị liên quan rà soát hồ sơ các thửa đất để làm cơ sở xác minh nguồn gốc sử dụng đất, xác định diện tích đất bị thu hồi. Huyện đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông bố trí đầy đủ, kịp thời kinh phí giải phóng mặt bằng để không bị ảnh hưởng đến giá đất khi đền bù.

Như vậy, trong công tác giải phóng mặt bằng, sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận, ủng hộ của người dân có đất thu hồi có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định thành công của dự án. Và một trong những giải pháp tối ưu vẫn là gần dân, hiểu dân để hài hòa lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân. Tin rằng công tác giải phóng mặt bằng đường 221a sẽ hoàn thành theo kế hoạch. Và tháng 4/2022 tuyến đường được đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo diện mạo về hạ tầng giao thông tại Thái Bình đồng bộ hơn.

Kim Oanh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load