Thứ sáu 20/09/2024 22:46 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thừa Thiên – Huế: Thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải thiện môi trường nước

11:38 | 27/07/2024

(Xây dựng) - Nhận được Tờ trình của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế, mới đây, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Thừa Thiên – Huế: Thống nhất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải thiện môi trường nước
Dự án đầu tư hệ thống thoát nước, lề đường Phạm Văn Đồng đã thi công đạt khoảng 40% giá trị hợp đồng.

Tại Kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2021-2026), UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có Tờ trình số 7258/TTr-UBND ngày 12/7/2024 gửi HĐND tỉnh về việc xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế.

Tờ trình nêu rõ: Từ năm 2020-2021, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp đã làm gián đoạn các công việc triển khai dự án. Vì vậy, đến tháng 5/2023 mới hoàn tất công tác đấu thầu, tháng 6/2023 mới triển khai công tác xây lắp trên hiện trường. Do đó, thời gian thực tế để thi công các gói thầu xây lắp rất hạn chế trong điều kiện thời tiết trong năm 2023 không thuận lợi nên có một số hạng mục công việc của dự án không thể hoàn thành kịp thời điểm 30/6/2024.

Các gói thầu phần vốn dư được Ban Quản lý dự án và các nhà thầu ký kết hợp đồng vào tháng 3/2023. Ngày 15/5/2023, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) mới phê duyệt hợp đồng, do đó hiệu lực hợp đồng được tính từ 15/5/2023. Tính đến 30/6/2024, thời gian thi công các gói thầu là 12,5 tháng so với 14 tháng theo hợp đồng. Riêng đối với gói thầu H/LCB/7 – Thoát nước lề đường Phạm Văn Đồng, với lý do đến 30/3/2024 mới bàn giao 100% mặt bằng nên tư vấn và nhà thầu kiến nghị kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng thêm 3 tháng.

Ngoài ra, do tỷ giá đồng ngoại tệ Nhật – yên Nhật giảm mạnh (khoảng 24%) so với thời điểm phê duyệt điều chỉnh dự án và ký kết các hợp đồng xây lắp, nên phần vốn vay ODA quy đổi ra Việt Nam đồng không đủ để dự án thực hiện đầy đủ các hạng mục đầu tư theo quy mô đã phê duyệt.

Mặc dù Chính phủ, nhà tài trợ JICA sau đó đã điều chỉnh cơ cấu hạng mục vốn vay của thỏa thuận vay, tuy nhiên phần vốn ODA không đủ để thực hiện hoàn thành dự án. Theo tính toán, hiện tổng số vốn ODA còn thiếu khoảng 254,2 tỷ đồng.

Với các lý do trên, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã đề xuất HĐND tỉnh cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án đến ngày 31/12/2025. Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn và tổng mức đầu tư dự án. Tổng mức đầu tư dự án dự kiến sau điều chỉnh hơn 4.800 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA hơn 3.900 tỷ đồng, vốn đối ứng hơn 916 tỷ đồng (tăng hơn 254 tỷ đồng) để đưa dự án về đích đúng hẹn.

Tại Kỳ họp lần thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết thống nhất chủ trương điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế theo đề xuất của UBND tỉnh tại Tờ trình số 7258/TTr-UBND ngày 12/7/2024.

Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế do JICA tài trợ, với tổng vốn thực hiện hơn 24 tỷ Yên Nhật (hơn 5.100 tỷ đồng). Trong đó, vốn vay ODA 20,883 tỷ Yên (khoảng hơn 4.300 tỷ đồng), vốn đối ứng (667,2 tỷ đồng). Dự án được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phê duyệt ngày 25/2/2008, phê duyệt điều chỉnh lần cuối ngày 3/6/2024. Dự kiến thời gian thực hiện từ 2008 – 30/6/2024, do UBND thành phố Huế làm chủ đầu tư.

Hạng mục bổ sung phần vốn kết dư của dự án Cải thiện môi trường nước thành phố Huế được triển khai từ giữa năm 2023, sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư, chủ đầu tư đã triển khai 6 gói thầu xây lắp trên địa bàn thành phố và khu vực Khu đô thị mới An Vân Dương. Dự án đến nay đạt khoảng 85% giá trị xây lắp, cơ bản đáp ứng tiến độ đề ra.

Mục tiêu dự án nhằm tăng cường năng lực thoát nước, giảm nhẹ thiên tai do ngập úng và thực hiện thu gom, xử lý nước thải cho khu vực Nam sông Hương. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải, nâng cao sức khỏe cộng đồng, hạn chế nguồn phát dịch bệnh, nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh môi trường. Nâng cao sức khỏe cộng đồng, hạn chế nguồn phát sinh dịch bệnh…

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

  • Hà Nội: Cấm xe vượt quá tải trọng đi trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

    (Xây dựng) - Để bảo đảm an toàn cho hệ thống kênh và trục chính thủy lợi sông Nhuệ, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng di chuyển trên các bờ kênh và trục chính của hệ thống thủy lợi này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load