Thứ sáu 20/09/2024 06:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thừa Thiên – Huế: Hồ thủy điện điều tiết xả lũ, nhiều vùng dân cư bắt đầu ngập

20:38 | 08/10/2020

(Xây dựng) - Do ảnh hưởng của không khí lạnh cùng với rìa Bắc của dải hội tụ nhiệt đới đi qua Nam Trung Bộ kết hợp với trường gió Đông nên tại Thừa Thiên - Huế đã có mưa rất to trên diện rộng. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu chủ đầu tư hồ Tả Trạch, thủy điện Hương Điền, hồ thủy điện A Lưới điều tiết xả lũ với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ.

thua thien hue ho thuy dien dieu tiet xa lu nhieu vung dan cu bat dau ngap
Mưa lớn khiến nhiều tuyến đường ở huyện Quảng Điền bị ngập.

Lượng mưa phổ biến ở Thừa Thiên – Huế từ 1h ngày 7-8/10, khoảng 250-350mm, có nơi lớn hơn như Bạch Mã 505mm, A Lưới 628mm, Tà Lương 507mm. Trên sông Hương, tại Kim Long mực nước +1,66m trên báo động I là 0,66m; Trên sông Bồ, tại Phú Ốc mực nước là +2,09m trên báo động I là 0,59m; Trên sông Tả Trạch tại trạm Thượng Nhật là +59,13m trên báo động I là 0,13m; Trên sông Tả Trạch tại trạm Khe Tre: +51,1m; Trên sông Ô Lâu tại trạm Phong Bình: +2,56m. Mực nước tại đập Thảo Long +1,3m do triều cường nên khả năng thoát lũ chậm.

thua thien hue ho thuy dien dieu tiet xa lu nhieu vung dan cu bat dau ngap
Quốc lộ 49A từ Huế đi A Lưới sạt lở cục bộ.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ, huyện Phong Điền đã tổ chức di dời tại chỗ 75 hộ, 206 khẩu, chủ yếu người già, trẻ em và các hộ ven sông, thấp trũng tại các xã Phong Hòa, xã Phong Bình, xã Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Tuyến đường Quốc lộ 49B đoạn qua xã Phong Bình (huyện phong Điền) bị ngập úng nhiều đoạn, với độ sâu 0,3–0,5m.

Tuyến đường đi vào thủy điện Thượng Nhật (huyện Nam Đông) không đi lại được do cống ngầm qua đường Ma Gon bị xói lở, nước chảy qua đường lớn. Hiện, tuyến đường đã được rào chắn không cho người dân qua lại, nhằm đảm bảo an toàn. Sạt lở đất mái ta luy dương đoạn qua xã Hương Lộc (huyện Nam Đông) đến trưa 10/8 đã khắc phục xử lý đảm bảo các phương tiện lưu thông.

Do mưa lớn đã làm ngập úng hàng chục ha hoa màu, tập trung ở xã Quảng Thọ, xã Quảng Thành (huyện Quảng Điền). Nhiều hộ dân thôn Tam Lanh, xã Lâm Đớt và Thôn A Hưa, xã Quảng Nhâm (huyện A lưới) bị ngập nước, cô lập.

Tổ chức di dời 16 hộ ở A Sáp, Hồng Thượng; 1 hộ dân xã Đông Sơn; 1 hộ dân ở xã A Ngo đã di dời. Hệ thống nước sinh hoạt bị gián đoạn trên toàn huyện. Quốc lộ 49A từ Huế đi A Lưới bị sạt lở một số điểm cục bộ, đến trưa nay đã xử lý thông xe, các lực lượng chức năng vẫn tiếp tục xử lý sạt lở. Một số khu vực ở Đông Nam Thủy An và đường nội thành (thành phố Huế) bị ngập úng.

Do ảnh hưởng của triều cường, bờ biển tiếp tục sạt lở nặng với chiều dài hơn 9km, tập trung ở các đoạn qua các xã: Giang Hải 2,5km; Phú Thuận hơn 2km; Phú Diên hơn 2km; Phú Hải khoảng 1,5km, Hải Dương khoảng 1km. Sạt lở đoạn bờ sông Hương qua xã Hương Thọ (thị xã Hương Trà) dài khoảng 50m.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, từ 16h ngày 7/10, Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo cho học sinh các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang và thị xã Hương Trà nghỉ học từ sáng 8/10.

Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng hải Thừa Thiên - Huế, chiều 7/10, lực lượng Biên phòng và ngư dân xã Vinh Hiền vừa cứu sống 11 người, gồm thuyền trưởng và các thuyền viên của tàu chở hàng Công Thành bị chìm tại khu vực cửa biển Tư Hiền, thuộc xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc. Các thuyền viên sức khỏe ổn định, được Đồn Biên phòng Vinh Hiền chăm sóc, bố trí ăn nghỉ.

Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết: Căn cứ tình hình lưu lượng thực tế đến hồ, thực hiện theo Điều 8 quy trình vận hành liên hồ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1606/QĐ-TTg ngày 13/11/2019; Quy trình vận hành hồ Tả Trạch đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 3955/QĐ-BNN-TCTL ngày 4/10/2017. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh yêu cầu Công ty Cổ phần thủy điện Hương Điền vận hành điều tiết hồ thủy điện Hương Điền qua tràn và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 500-600m3/s; đồng thời, điều chỉnh vận hành tùy theo tình hình lưu lượng thực tế đến hồ. Thời gian bắt đầu tăng lưu lượng vận hành từ lúc 8h ngày 8/10/2020.

Cùng ngày, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã yêu cầu Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 5 vận hành điều tiết hồ Tả Trạch qua cống tháo sâu và tuabin với lưu lượng tăng dần, tránh đột biến khoảng từ 140-900m3/s. Thời gian bắt đầu mở cửa cống tháo sâu vào lúc 11h30 ngày 8/10.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load