Thứ sáu 20/09/2024 22:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thừa Thiên – Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo

19:56 | 06/09/2024

(Xây dựng) - Ngày 6/9, tại huyện A Lưới, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

Thừa Thiên – Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo
Trao Quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo năm 2024.

Huyện A Lưới là một trong 74 huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022. Đồng thời, huyện A Lưới là một trong 22 huyện nghèo toàn quốc được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ để thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày 22/7/2022.

Trước đó, ngày 4/6, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025, Hội đồng thẩm định đã bỏ phiếu đồng ý trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế) thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

Có kết quả ngày hôm nay, huyện A Lưới đã nhận được sự quan tâm từ Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng sự hỗ trợ từ các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh.

A Lưới đã tập trung mọi nguồn lực từ Trung ương đến địa phương và huy động nhiều nguồn lực khác để đầu tư, triển khai hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, với mục tiêu lựa chọn hỗ trợ đầu tư các dự án trọng tâm, trọng điểm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ một huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 49,98% vào cuối năm 2021, đã giảm xuống còn 24,3% vào cuối năm 2023 và dự kiến giảm còn 14,34% vào cuối năm 2024. Đồng thời, cơ sở hạ tầng đã được cải thiện rõ rệt, đường giao thông liên xã được đầu tư, các trường học, trạm y tế, nhà văn hóa được đầu tư xây dựng, nâng cấp, đáp ứng nhu cầu cho cộng đồng.

Thu nhập bình quân đầu người cuối năm 2021 là 27,5 triệu/người/năm, đến cuối năm 2023 được nâng lên 35,22 triệu/người/năm. Tăng 7,2 triệu đồng/người/năm. Dự kiến đến cuối năm 2024 là trên 40 triệu đồng/người/năm và đến năm 2025 đạt trên 45 triệu đồng/người/năm.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế nhấn mạnh: A Lưới được công nhận thoát nghèo là một mốc son đáng tự hào trong hành trình phát triển của huyện và cũng là niềm vui chung của toàn tỉnh. Đây không chỉ là thành quả của những nỗ lực không ngừng của chính quyền và nhân dân huyện A Lưới, mà còn là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước đối với những cố gắng của toàn tỉnh.

Thừa Thiên – Huế: Công bố quyết định công nhận huyện A Lưới thoát nghèo
Khánh thành Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những khó khăn, thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập, tạo việc làm cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con dân tộc thiểu số.

Để huyện A Lưới thoát nghèo bền vững, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện cần phải tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, tiếp tục xây dựng và phát triển địa phương với chất lượng cao hơn, bền vững hơn. Bám sát định hướng phát triển của tỉnh, tổ chức thực hiện thật tốt các chương trình, đề án đề ra, khai thác và phát huy có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Cần duy trì và phát huy những kết quả đã đạt được, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, đưa huyện A Lưới ngày càng phát triển, góp phần xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cùng ngày, UBND huyện A Lưới tổ chức Lễ khánh thành Làng Văn hóa các dân tộc thiểu số huyện A Lưới. Làng văn hóa được xây dựng tại khu bảo tồn sim thuộc xã Hồng Thượng, có quy mô diện tích 5ha, với tổng kinh phí đầu tư gần 20,8 tỷ đồng từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1 từ năm 2021 – 2025.

Trí Đức

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

  • Hà Nội: Cấm xe vượt quá tải trọng đi trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

    (Xây dựng) - Để bảo đảm an toàn cho hệ thống kênh và trục chính thủy lợi sông Nhuệ, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng di chuyển trên các bờ kênh và trục chính của hệ thống thủy lợi này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load