Thứ ba 14/05/2024 22:23 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866

Thông qua đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng

08:27 | 31/03/2024

(Xây dựng) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 37/NQ-CP ngày 30/3/2024 về đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Thông qua đề nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng
Một góc thành phố Đà Nẵng nhìn từ trên cao.

Theo đó, Chính phủ quyết nghị thống nhất thông qua Đề nghị xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.

Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung việc xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2024; trình Quốc hội quyết định việc xây dựng, ban hành Nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn và xem xét, thông qua tại một kỳ họp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 119/2020/QH14 về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đây là Nghị quyết nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng bộ máy chính quyền thành phố gọn nhẹ hơn, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt hơn, cơ quan hành chính tích cực, chủ động điều hành, giải quyết kịp thời và hiệu quả những vấn đề cấp bách ở địa phương; góp phần tích cực vào việc cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai Nghị quyết số 119/2020/QH14 của Quốc hội còn chậm so với kế hoạch, một số cơ chế tuy đã được thực hiện nhưng hiệu quả còn thấp, một số cơ chế chính sách chưa được quy định cụ thể hoặc đang phải chờ văn bản hướng dẫn nên triển khai chậm. Bối cảnh thực tế hiện nay thành phố cần phải sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách mới, nhằm khắc phục những thách thức mới đối với sự phát triển của thành phố trong thời gian tới là cần thiết.

Việc xây dựng Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và Xây dựng các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội nhằm tạo cơ sở pháp lý hữu hiệu để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo đột phá, giải quyết các điểm nghẽn, nút thắt về phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố, góp phần xây dựng và phát triển Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 như mục tiêu đã đặt ra.

2 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 34 chính sách cụ thể

Các nội dung của chính sách trong đề cương dự thảo Nghị quyết được xây dựng theo 02 nhóm cơ chế, chính sách đặc thù với 34 chính sách cụ thể, bao gồm:

- Nhóm 1: Chính sách về tổ chức mô hình chính quyền đô thị của thành phố Đà Nẵng (08 chính sách).

- Nhóm 2: Các chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng được đề xuất thực hiện thí điểm (26 chính sách), bao gồm: Chính sách về quản lý đầu tư (04 chính sách); Chính sách về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, hải quan (05 chính sách); Chính sách về quy hoạch, đô thị và tài nguyên, môi trường (06 chính sách); Chính sách về thu hút nhà đầu tư chiến lược (01 chính sách); Chính sách về vi mạch, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo (08 chính sách); Chính sách về tiền lương, thu nhập (02 chính sách).

Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng kể từ ngày 01/7/2026

Dự thảo đề xuất chính sách: Tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng kể từ ngày 01/7/2026.

Mục tiêu của chính sách là xây dựng mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng theo hướng tinh gọn hiệu lực, hiệu quả, đảm bảo sự linh hoạt, thông suốt trong quá trình vận hành, đáp ứng yêu cầu phát triển thành phố theo hướng năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới.

Đồng thời nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền đô thị; huy động cao nhất mọi nguồn lực cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy việc hình thành đô thị văn minh, hiện đại.

Thành lập Sở An toàn thực phẩm

Dự thảo cũng đề xuất thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng. Việc thành lập Sở An toàn thực phẩm là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố sẽ giúp UBND thành phố triển khai thực hiện công tác quản lý an toàn thực phẩm, tham gia giám sát, truy xuất nguồn gốc tại các chợ, trung tâm thương mại, dịch vụ ngày càng được nâng cao, tăng chất lượng hàng hóa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nâng cao nhận thức, sự quan tâm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ, siêu nhỏ. Tập trung đầu mối thanh tra, kiểm tra thuận lợi cho người dân khi chỉ có một cơ quan quản lý an toàn thực phẩm cấp thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra cơ sở với tần suất theo quy định, tránh chồng chéo và tình trạng mỗi năm một cơ sở, doanh nghiệp phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của nhiều cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tạo sự thống nhất một đầu mối thực hiện các thủ tục hành chính, cấp phép mà trước đây phân cấp cho 3 Sở, tạo sự thuận lợi, nhất quán, đồng bộ từ tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp phép, quản lý, hậu kiểm, thanh tra... các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm, các cơ sở dịch vụ ăn uống cũng như giám sát mối nguy, quản lý chất lượng thực phẩm...

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hiện thực hóa trục cảnh quan sông Hồng

    Nghị quyết số 15-NQ/TƯ của Bộ Chính trị cùng những định hướng quy hoạch lớn đang là “kim chỉ nam” để thành phố Hà Nội hiện thực hóa việc khai thác và phát triển sông Hồng thành trục cảnh quan quan trọng.

    11:12 | 13/05/2024
  • Đà Nẵng: Đề xuất giải pháp quy hoạch cao độ nền, thoát nước mặt đô thị

    (Xây dựng) - Để giải quyết bài toán về cao độ nền, thoát nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, liên danh tư vấn đã đưa ra nhiều giải pháp cho Đà Nẵng.

    10:27 | 13/05/2024
  • Phát triển cây xanh thành phố Đà Nẵng khi “đất xanh” quý hơn “đất vàng”

    (Xây dựng) - Việc phát triển cây xanh đô thị không đơn thuần là chiến dịch bổ sung số lượng còn thiếu mà phải là chiến lược mang tính toàn diện và bền vững. Chiến lược này cần phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với định hướng phát triển đô thị, có chỉ tiêu cây xanh trội, hướng đến một hình ảnh đô thị tươi xanh, gợi cảm và đặc sắc. Tuy nhiên nếu xây dựng chiến lược mà không có một quan điểm rõ ràng, mạnh mẽ, mọi tư duy và hành động sẽ không nhất quán và thường bị chi phối bởi các lợi ích ngắn hạn. Để có một chiến lược phát triển cây xanh mang tính toàn diện và bền vững, ít nhất cần phải có những quan điểm sau.

    10:19 | 13/05/2024
  • Chuyển biến rõ nét, hiệu quả trông thấy

    LTS: Tháng 5 này là tròn 2 năm Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TƯ (ngày 5-5-2022) của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

    08:56 | 13/05/2024
  • Thành phố Hà Tĩnh: Tăng cường công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng trên địa bàn

    (Xây dựng) – Mới đây, UBND thành phố Hà Tĩnh tổ chức Tọa đàm về công tác quản lý đô thị và hoạt động xây dựng với mong muốn tìm ra những giải pháp cho các bất cập, hạn chế tại một số công trình xây dựng trên địa bàn.

    14:37 | 12/05/2024
  • Nơi in dấu chân của những người chiến thắng

    Hà Nội bây giờ có khá nhiều cây cầu to lớn, hiện đại nối liền hai bờ sông Hồng, nhưng có cây cầu nào nối được quá khứ với hiện tại như cầu Long Biên?

    14:26 | 12/05/2024
  • Chuyện tách nhập xã, phường trong lịch sử

    Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023 - 2025, thành phố Hà Nội giữ nguyên 30 đơn vị hành chính cấp huyện và dự kiến giảm số đơn vị hành chính cấp xã. Thực ra, đây chỉ là một trong nhiều lần sắp xếp đơn vị hành chính của Thăng Long - Hà Nội trong hơn 1.000 năm qua.

    08:05 | 12/05/2024
  • Tân Sơn (Phú Thọ): Sắp có thị trấn đầu tiên

    (Xây dựng) – Được thành lập từ năm 2007, sau hơn 1 thập kỷ, chính quyền và nhân dân huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã nỗ lực phấn đấu phát triển về kinh tế và xã hội. Thành quả là sắp tới huyện miền núi Tân Sơn sẽ thành lập thị trấn đầu tiên mang tên Tân Phú.

    20:50 | 11/05/2024
  • Hiện trạng về cao độ nền và thoát nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng

    (Xây dựng) - Để đánh giá hiện trạng cao độ nền và thoát nước mặt và đề xuất toàn diện các giải pháp quy hoạch cao độ nền, thoát nước nước mặt đô thị thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Liên danh Công ty CP Tư vấn xây dựng Thủy lợi - Thủy điện Bình Định và Trung tâm Quy hoạch và Kiểm định là đơn vị tư vấn cho UBND thành phố Đà Nẵng.

    20:42 | 11/05/2024
  • Lâm Đồng đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025

    (Xây dựng) - Lâm Đồng sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2050, thành phố Đà Lạt sẽ là trung tâm du lịch chất lượng cao của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

    14:48 | 11/05/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load