Thứ sáu 08/11/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thay đổi tư duy thương hiệu – phát triển doanh nghiệp Việt

10:01 | 06/11/2020

(Xây dựng) - Ngày 05/11, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn “Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020 – 2030”.

thay doi tu duy thuong hieu phat trien doanh nghiep viet
Khai mạc diễn đàn “Đẩy mạnh chiến lược thị trường sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam thập kỷ 2020 – 2030”.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết: Trong những năm tới đây, nền kinh tế của Việt Nam và thế giới sẽ phải chịu tác động bởi các xu thế chính trị, già hóa dân số, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng như hình thành và gia tăng tính kết nối khu vực hay chuyển dịch dữ liệu xuyên biên giới. Từ đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã để lại tác động nặng nề lên nền kinh tế - xã hội trên toàn thế giới.

Chính vì vậy, Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn này nhằm đưa ra những giải pháp phát triển bền vững cho các ngành hàng tại Việt Nam, phát huy năng lực cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp, hoạch định những chiến lược phát triển thị trường và sản phẩm trong thời kỳ kinh tế khó khăn.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền - Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương khẳng định, Việt Nam rất có tiềm năng phát triển kinh tế số, quy mô nền kinh tế số Việt Nam đứng hàng đầu Đông Nam Á và chỉ đứng sau Indonesia. Hơn nữa, thương mại điện tử đang là cấu phần quan trọng của kinh tế số và dự báo tốc độ tăng trưởng trên 25%, tiếp tục tăng trưởng trong 5 năm tới. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất cho các doanh nghiệp đó là nguồn nhân lực có kỹ năng số. Theo dự đoán của bà, Việt Nam vẫn thiếu khoảng 500.000 chuyên gia trong lĩnh vực dữ liệu trong năm 2020.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Vũ Xuân Trường - Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho biết: Việt Nam có khoảng 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó 90% là doanh nghiệp nhỏ. Trước đây, các doanh nghiệp nhỏ chưa quan tâm đến tầm nhìn chiến lược, bởi họ còn phải “chạy ăn từng bữa”, tuy nhiên, 3 - 5 năm nay tư duy này đã thay đổi, đặc biệt là tư duy thương hiệu.

“Việc thay đổi đầu tiên của các doanh nghiệp là tư duy thương hiệu. Hãy coi thương hiệu là vũ khí để cạnh tranh. Thứ hai là tư duy thị trường, tư duy quản trị và tư duy lãnh đạo. Mỗi cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đều là điểm tiếp xúc thương hiệu. Tư duy tầm nhìn mới, chiến lược thương hiệu kết hợp truyền thông - hiện đại, phát huy tinh thần thương hiệu Việt”, ông Trường chia sẻ.

Theo ông Hoàng Quốc Quyền – đại diện Công ty Tiki miền Bắc, đến thời điểm này, thương mại điện tử vẫn chỉ khai thác chủ yếu ở thị trường thành thị và chiếm khoảng 20% dân số nhưng chiếm gần 90% doanh thu. Hiện tại, thị trường nông thôn vẫn là mảnh đất màu mỡ với 80% dân số chưa tiếp cận với thương mại điện tử và chủ yếu vẫn sử dụng hàng giá rẻ, trôi nổi không nhãn mác...

Ông Hoàng Quốc Quyền cho biết, doanh nghiệp nên chú trọng khai thác thị trường tiềm năng này, không những giúp những người dân nông thôn có cơ hội tiếp cận được nhiều hơn với những sản phẩm thương hiệu Việt giá rẻ mà còn giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu ngày càng vững mạnh hơn tại thị trường không quá nhiều áp lực cạnh tranh.

Nhật Minh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load