Thứ sáu 08/11/2024 18:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Thành phố Tuyên Quang: Hành trình 10 năm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

14:18 | 16/12/2022

(Xây dựng) - Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, thành phố Tuyên Quang đã có sự vào cuộc chủ động, tích cực của cả hệ thống chính trị, cùng sự chung sức, đồng lòng của nhân dân. Đến nay, thành phố đã có 05/05 xã đạt chuẩn Nông thôn mới, diện mạo thành phố đổi thay tích cực, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Thành phố Tuyên Quang: Hành trình 10 năm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới
Diện mạo của thành phố Tuyên Quang thay đổi tích cực sau 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới.

Xác định xây dựng Nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, thành phố Tuyên Quang đã chọn xã An Khang là 01 trong 05 xã thực hiện chỉ đạo điểm để xây dựng Nông thôn mới (quá trình tổ chức thực hiện đã bổ sung thêm xã Tràng Đà), đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới các cấp, phân công thành viên phụ trách từng tiêu chí, ban hành kế hoạch, lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn Nông thôn mới từng năm và kế hoạch nâng cao chất lượng tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn Nông thôn mới theo từng giai đoạn.

Nghiên cứu ban hành và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ để thực hiện song song với chính sách chung của Trung ương, của tỉnh, như: Làm cống thoát nước ở khu dân cư; hỗ trợ xây dựng đường bê tông ngõ xóm; Đề án hỗ trợ lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng, lát vỉa hè, trồng cây xanh công cộng tại khu dân cư; xây dựng nhà văn hóa thôn, xóm, tổ dân phố, phát triển sản xuất hàng hóa, giáo dục… theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ cộng đồng, doanh nghiệp, người dân trong xây dựng Nông thôn mới; thường xuyên kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng Nông thôn mới tại các địa phương.

Cùng với đó, thành phố Tuyên Quang đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào thi đua “Tuyên Quang chung sức xây dựng Nông thôn mới”, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng, tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, sau hơn 10 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Diện mạo nông thôn đổi mới toàn diện, ngày càng khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên; hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư đồng bộ theo quy hoạch, có sự phân công, phân cấp quản lý, đầu tư với phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”; sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được quan tâm đầu tư, phát triển và giữ vững vai trò chủ đạo, tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân địa phương; văn hóa, y tế, giáo dục phát triển đồng bộ; môi trường được bảo vệ góp phần xây dựng thành phố ngày càng sạch - xanh - sáng - đẹp; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới để hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp gắn với xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, trên 96% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn được cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch, tạo thành các vùng sản xuất tập trung như: Vùng trồng cây ăn quả diện tích 346ha (trong đó cây bưởi 216ha tại xã Kim Phú, Thái long, Lưỡng Vượng…). Các vùng sản xuất tập trung đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với sản xuất nhỏ lẻ, cho lợi nhuận từ 200 - 400 triệu/ha/năm. Giá trị sản phẩm bình quân trên 01ha đất nông nghiệp đạt 120 triệu đồng/ha; đã hình thành được một số chuỗi liên kết sản xuất nông nghiệp, như: Mật ong Tuyên Quang, chè Ngọc thúy, bưởi Thái Long…; 100% Hợp tác xã nông nghiệp hoạt động theo Luật HTX năm 2012…

Thành phố Tuyên Quang: Hành trình 10 năm hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới
Thành phố Tuyên Quang hướng tới xây dựng Nông thôn mới nâng cao.

Hơn 10 năm qua, thành phố đã huy động được tổng nguồn lực trên 570 tỷ đồng, trong đó nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp trên 22,8%. Các nguồn vốn được quản lý chặt chẽ, đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả, trong đó ưu tiên đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với sản xuất và dân sinh như: Giao thông, điện, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa, nước sạch, vệ sinh môi trường, xử lý rác thải tập trung… Quá trình tổ chức thực hiện các dự án xây dựng cơ bản, đảm bảo xác định được nguồn vốn đầu tư nên không có nợ đọng trong xây dựng Nông thôn mới. Cùng với nguồn vốn xã hội hóa và hỗ trợ của ngân sách các cấp, các xã tập trung vận động nhân dân chủ động sửa chữa, xây dựng mới nhà ở đảm bảo đạt chuẩn, cùng nhiều hàng mục hạ tầng kinh tế - xã hội tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh.

Chặng đường sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến các xã và nhân dân trên địa bàn thành phố Tuyên Quang thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng, vượt qua khó khăn, không ngừng nỗ lực, vươn mình đổi mới, để hôm nay, thành phố được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận “Hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới” trong niềm hân hoan phấn khởi của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nói riêng, của cả tỉnh Tuyên Quang nói chung.

Thu Hằng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Hoài Đức (Hà Nội): Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, gắn với hoàn thành tiêu chí quận

    (Xây dựng) – Với sự đồng thuận cao về “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay, huyện Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu văn minh đô thị, góp phần hoàn thành các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận.

    20:03 | 05/11/2024
  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Bước chuyển mình từ nông thôn mới

    (Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từng bước chuyển mình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

    17:11 | 05/11/2024
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2025, An Mỹ trở thành xã nông thôn thông minh

    (Xây dựng) – Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể trong xã An Mỹ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã An Mỹ vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

    16:08 | 05/11/2024
  • Nam Định: 96,9% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Nam Định có 8 huyện, 1 thành phố; 175 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 146 xã, 15 thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 156 xã, thị trấn, chiếm 96,9% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra.

    15:13 | 05/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký Quyết định công nhận xã Lộc Bình, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    12:21 | 05/11/2024
  • Hưng Yên: Thêm 9 xã được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    23:04 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Tiến Thịnh thay đổi bộ mặt nhờ phát triển nông thôn mới

    (Xây dựng) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xã Tiến Thịnh là một điểm sáng, đạt được nhiều thành quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

    15:46 | 04/11/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cán đích huyện nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã đạt các tiêu chí huyện NTM theo quy định của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

    15:42 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

    12:41 | 04/11/2024
  • Hưng Yên: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đa Lộc

    (Xây dựng) – Vốn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ân Thi (Hưng Yên), bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đa Lộc, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, xã Đa Lộc đã và đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

    12:38 | 04/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load