Thứ sáu 08/11/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thành phố Hồ Chí Minh: Ưu tiên các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế

11:32 | 09/10/2024

(Xây dựng) – Ngày 8/10, đã diễn ra Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng) theo hình thức tập trung.

Thành phố Hồ Chí Minh: Ưu tiên các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế
Các đại biểu tại Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng) biểu quyết thông qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2024. (Ảnh: Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh)

Tăng trưởng GRDP 9 tháng đạt 6,85%

Tại Hội nghị, người đứng đầu Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra 7 kết luận về tình hình kinh tế - xã hội thành phố 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm 2024. Đó là, tiếp tục triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc và có hiệu quả các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những nhiệm vụ trọng tâm và chủ đề năm mà Thành phố đã đề ra. Trước hết tập trung triển khai các chỉ đạo của Trung ương và các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố, với tinh thần chủ động hơn, quyết tâm và quyết liệt hơn, kịp thời hơn trong phối hợp giữa các ngành, các cấp ngày càng đồng bộ hơn, hiệu quả hơn.

9 tháng đầu năm, tăng trưởng GRDP của thành phố đạt 6,85%, quý 3 đã đạt 7,33%, quý sau cao hơn quý trước. Một số chỉ tiêu đạt khá, như là sản xuất công nghiệp tăng 6,9% (4 ngành Công nghiệp trọng điểm tăng 4,7%); tổng số vốn đầu tư toàn xã hội ước thực hiện là 270.000 tỷ đồng, tăng 6,7%; thu ngân sách tăng 14,3%...

Bên cạnh đó, thành phố đã tập trung thực hiện có hiệu quả các đề án lớn trình Trung ương, như là Đề án Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đề án phát triển mạng lưới đường sắt đô thị. Đã tổ chức thành công Diễn đàn kinh tế lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh” và ký kết thỏa thuận hợp tác thành lập Trung tâm Cách mạng công nghiệp 4.0 với Diễn đàn Kinh tế thế giới tại thành phố…

Đồng thời, nhiều dự án trọng điểm đã được triển khai và đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành, đưa vào sử dụng góp phần làm cho diện mạo giao thông và đô thị không ngừng đổi mới; văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, môi trường tiếp tục được quan tâm và triển khai thực hiện, đạt nhiều kết quả; thành phố cũng đã tổ chức thành công Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và Diễn tập phòng thủ năm 2024 đạt yêu cầu, kế hoạch. Đã chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước với 1.362 công trình cấp cơ sở chuẩn bị chào mừng kỷ niệm…

Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm đạt 7,5 – 8%

Bên cạnh những kết quả đạt được, Hội nghị lần thứ 33 Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI (mở rộng) cũng nhìn nhận những mặt hạn chế, bất cập, những khó khăn, vướng mắc. Trong đó có nhiều việc triển khai thực hiện các giải pháp thu hút nguồn lực cho đầu tư phát triển chưa đạt yêu cầu đề ra; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công chậm; doanh nghiệp thành lập mới có tăng nhưng vốn đăng ký đầu tư giảm khoảng 20% và doanh nghiệp rút khỏi thị trường còn khá lớn; nhiều dự án nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ còn vướng mắc; việc làm, đời sống của một bộ phận nhân dân, người lao động vẫn còn khó khăn…

Đối với kế hoạch 3 tháng cuối năm, Hội nghị thống nhất với 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp do Ban Cán sự Đảng UBND thành phố đề xuất. Trong đó tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt, đồng bộ một số nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 7,5 - 8%. Đó là, ưu tiên các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế và tăng cường các giải pháp để huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án, công trình quan trọng, công trình trọng điểm đã có trong kế hoạch. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản.

Thành phố Hồ Chí Minh: Ưu tiên các giải pháp cho tăng trưởng kinh tế
Cầu Nhơn Trạch trên đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh đang đẩy nhanh thi công để hoàn thành vào năm 2025.

Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa 7 nội dung chính sách đặc thù theo Nghị quyết 98/2023/QH15 và một số nhiệm vụ còn lại của Nghị định số 84/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ. Tập trung chỉ đạo giải ngân vốn đầu tư công, xem đây là nhiệm vụ ưu tiên cao nhất của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Thành ủy trong quý IV. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành và đưa vào sử dụng các công trình trọng điểm theo kế hoạch đã đề ra. Tập trung thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa 3 động lực tăng trưởng chính: Đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu, đi đôi với thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới.

Hội nghị đã thống nhất, khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung hoàn thiện báo cáo Bộ Chính trị để trình Quốc hội Dự án đường Vành đai 4, Đề án đường sắt đô thị, Đề án Trung tâm Tài chính quốc tế. Chủ động triển khai các chương trình, đề án đã được phê duyệt về phát triển công nghiệp vi mạch, phát triển công nghiệp dược và các đề án khác.

Tập trung rà soát, bảo đảm nguồn vốn đầu tư cho các chương trình thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội và giảm nghèo bền vững, nhằm hoàn thành các chỉ tiêu về giáo dục - đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân…

Triển khai quyết liệt đề án tổng thể để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đi đôi với huy động nguồn động lực cho các dự án chỉnh trang đô thị, giải quyết vấn đề ngập nước, ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, xử lý nước thải và rác thải. Thành lập Ban Chỉ đạo triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát, gắn với công tác phát triển nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, nhà ở ven kênh rạch của Thành phố.

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số. Đẩy mạnh cơ chế phân quyền, giao quyền, chịu trách nhiệm của các Sở, ngành, quận, huyện, quyết tâm hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác năm 2024 của từng cơ quan, đơn vị… Kết thúc Hội nghị, các đại biểu tham dự đã thống nhất cao các chương trình mục tiêu đề ra và quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Cao Cường

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load