Thứ sáu 20/09/2024 13:51 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Thành phố Hồ Chí Minh: Lập tổ công tác nghiên cứu phát triển không gian đô thị khu vực trung tâm

16:12 | 10/05/2023

(Xây dựng) - Tổ công tác đầu tư nghiên cứu phát triển không gian đô thị khu vực trung tâm Thành phố (Tổ công tác) xác định nghĩa vụ tài chính với việc khai thác sử dụng không gian ngầm ở Thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất kế hoạch thực hiện, hình thức kêu gọi đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư...

Thành phố Hồ Chí Minh: Lập tổ công tác nghiên cứu phát triển không gian đô thị khu vực trung tâm
Tổ công tác có 14 thành viên, gồm lãnh đạo các sở ngành và các địa phương khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh.

UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa quyết định thành lập Tổ công tác đầu tư nghiên cứu phát triển không gian đô thị khu vực trung tâm thành phố, định hướng phát triển về giao thông, bến bãi đậu xe, trung tâm thương mại ngầm, không gian ngầm.

Theo quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, Tổ công tác này gồm lãnh đạo các sở ngành và các địa phương khu vực trung tâm thành phố.

Tổ công tác sẽ tổng hợp thông tin, đánh giá hiện trạng khu vực toàn diện về lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, hạ tầng kỹ thuật, giao thông, kiến trúc cảnh quan đô thị, các đồ án quy hoạch trước đây và kết quả các cuộc thi ý tưởng phát triển quy hoạch không gian đô thị khu vực trung tâm thành phố.

Điều này nhằm xây dựng phương án định hướng thiết kế đô thị tổng thể và đề xuất kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực trung tâm thành phố tại các trục đường Lê Lợi -Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, Công viên 23/9, khu vực nhà ga Bến Thành, chợ Bến Thành (bao gồm định hướng phát triển giao thông, quy hoạch xây dựng không gian trên mặt đất và phát triển không gian ngầm).

Tổ công tác cũng sẽ báo cáo, tham mưu đề xuất trình UBND Thành phố Hồ Chí Minh về định hướng quy hoạch, hình thức đầu tư và phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với khu tam giác Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học - Phạm Ngũ Lão (quận 1) và khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1).

Cùng với đó, Tổ công tác xác định nghĩa vụ tài chính đối với việc khai thác sử dụng không gian ngầm, đề xuất kế hoạch thực hiện, hình thức kêu gọi đầu tư, nguồn vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư...

Tổ công tác tổ chức các hội thảo, mời chuyên gia để phản biện, tổng hợp đề xuất phương án và kế hoạch thực hiện trình UBND Thành phố trước 30/8, báo cáo Thường trực Thành ủy chủ trương tổ chức thực hiện.

Liên quan khu vực trung tâm thành phố, giữa tháng 4/2023, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về các phương án đề xuất chỉnh trang khu vực trung tâm thành phố: chỉnh trang cây xanh Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; quy hoạch, kiến trúc sắp xếp lại khu vực bến Bạch Đằng; tổ chức giao thông - đi bộ khu trung tâm, bao gồm các trục đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi và khu vực chợ Bến Thành; các đề án của quận 1 và quận 3.

Lãnh đạo thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì với các đơn vị liên quan căn cứ đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu trung tâm hiện hữu Thành phố Hồ Chí Minh (930ha) để triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu công viên bến Bạch Đằng (gồm định hướng phát triển không gian trên mặt đất và không gian ngầm).

Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các đơn vị liên quan nghiên cứu phương án tạo bóng mát vào ban ngày để phục vụ người dân và du khách tại tuyến phố đi bộ Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng, nghiên cứu nhiều giải pháp; trong đó có giải pháp thiết kế loại hình mái che căng bạt nghệ thuật kết hợp chiếu sáng mỹ thuật vào ban đêm.

Tiến Hào

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load