Thứ sáu 20/09/2024 22:40 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thanh Hóa: Đẩy mạnh giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc – Nam

20:51 | 28/08/2020

(Xây dựng) - Ngay sau khi nhận mốc giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn qua địa bàn các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh Thanh Hóa, các địa phương đã bắt tay triển khai thực hiện. Đến nay, cơ bản công tác giải phóng mặt bằng đã gần đạt khối lượng đề ra.

thanh hoa day manh giai phong mat bang du an duong cao toc bac nam
Một buổi tuyên truyền, giải thích chính sách về giải phóng mặt bằng tại xã Công Liêm, huyện Nông Cống, Thanh Hóa.

“Sáng tạo” trong giải phóng mặt bằng

Dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn qua địa bàn tỉnh có 9.491 hộ bị ảnh hưởng. Tổng diện tích đất bị ảnh hưởng là 819ha với tổng kinh phí đã giải ngân 2.039,625/2.629,564 tỷ đồng, đạt 77,57%...

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Thanh Hóa cho biết, một trong những thuận lợi trong quá trình giải phóng mặt bằng chính là sự vận dụng “sáng tạo” của từng địa phương. Trên tinh thần chỉ đạo chung từ các cấp, ngành, công tác tuyên truyền tích cực đã giúp cho người dân bị ảnh hưởng nhận thức được tầm quan trọng và chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Kết quả, đa phần các hộ đã sớm nhận tiền bồi thường, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Đơn cử, tại huyện Nông Cống, nhờ sự linh hoạt trong phân công nhiệm vụ, công tác các phòng, ban chuyên môn, đến nay công tác giải phóng mặt bằng phần đất nông nghiệp, mồ mả đã hoàn thành. Công tác giải phóng mặt bằng đất ở và vật kiến trúc, đến thời điểm hiện tại đạt trên 90%. Trong khi đó, về xây dựng khu tái định cư, huyện đã linh hoạt đầu tư kinh phí xây dựng hạ tầng các điểm xen cư, tái định cư cơ bản đã hoàn thành các công trình hạ tầng kỹ thuật.

Ông Nguyễn Thế Sơn – Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Nông Cống khẳng định: “Huyện Nông Cống là một trong những huyện tích cực triển khai trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc – Nam đúng tiến độ, không tồn tại. Số lượng các đơn thư, khiếu kiện đều được Ban giải phóng mặt bằng tổ chức họp đối thoại, giải thích cho nhân dân hiểu, đồng thuận.

Theo đó, tại huyện Vĩnh Lộc cũng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng phần đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở và đất khác. Thi công cơ bản hoàn thành 1 khu tái định cư và đã thực hiện giao đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án vào khu tái định cư xây dựng nhà ở. Đồng thời, đã hoàn thành phương án di dời đối với đường điện hạ áp 0,4kv, phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đối với 2 trạm biến áp và hiện đang triển khai thi công.

Huyện Đông Sơn (dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45, đoạn từ Km323+845 - Km331+400, chiều dài 7,555km) đã hoàn thành giải phóng mặt bằng phần đất nông nghiệp, đất ở và đất khác; đồng thời, cơ bản hoàn thành đầu tư xây dựng 7 khu tái định cư tập trung và đã có quyết định giao đất cho các hộ bị ảnh hưởng bởi dự án vào khu tái định cư xây dựng nhà ở…

Tập trung giải quyết “điểm nóng”

Thị xã Nghi Sơn được xem là một trong những địa bàn “nóng” và gặp nhiều khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng, với số lượng đơn thư khiếu nại, thắc mắc dẫn đầu trong các huyện, thị thành có dự án đi qua.

Theo đó, trên địa bàn thị xã Nghi Sơn (Dự án thành phần Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, đoạn từ Km364+925 - Km380+00, chiều dài 15,075km và Dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu, đoạn từ Km386+525 - Km380+00, chiều dài 6,525km), công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư và chi trả tiền bồi thường là 565/848 hộ, chỉ đạt 66,55%. Trong đó, Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn 344/470 hộ, đạt 73,2%; Dự án Nghi Sơn - Diễn Châu 229/378 hộ, đạt 60,6%...

Về công tác giải phóng mặt bằng phần đất ở và đất khác, thị xã đã ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư 71/497 hộ, đạt 14,28%. Trong đó, Dự án Quốc lộ 45 - Nghi Sơn chưa lập và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; Dự án Nghi Sơn - Diễn Châu, huyện đã ban hành quyết định thu hồi đất, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư và chi trả tiền bồi thường 71/167 hộ.

Còn đối với xã Tân Trường (thị xã Nghi Sơn), ông Nguyễn Ngọc Bê – Chủ tịch UBND xã Tân Trường cho rằng: “Nặng nề nhất đối với xã cũng như việc giải phóng mặt bằng là công tác xác định nguồn gốc đất và thực hiện chi trả giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn xã. Thực tiễn, dự án cao tốc đi qua địa bàn xã có tổng chiều dài hơn 4km, ảnh hưởng gần 500 hộ dân. Trong đó, có hơn 300 hộ dân ảnh hưởng đất ở, còn lại là đất nông nghiệp”…

Cũng theo ông Bê, việc xét nguồn gốc đất cho người dân còn nhiều vướng mắc. Đặc biệt là đối với diện tích đất bán trái thẩm quyền (sau năm 1993 và trước năm 2004) về thời điểm mua đất và giá thời điểm mua đất làm nghĩa vụ tài chính.

Trước đó, liên quan đến tiến độ giải phóng mặt bằng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông qua tỉnh Thanh Hóa, đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải do ông Lê Đình Thọ - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải dẫn đầu đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa. Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đình Xứng – Chủ tịch UBND tỉnh cam kết, đến ngày 30/7, Thanh Hóa sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng đối với đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45 và đến ngày 30/9 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng cho đoạn Quốc lộ 45 – Nghi Sơn và đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu.

Thực tế, tính đến hết tháng 7/2020, Dự án đường cao tốc Bắc – Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành giải phóng mặt bằng phần đất nông nghiệp (7.066/7.066 hộ); phần đất ở 2.174/2.425 hộ, đạt 89,6%. Cơ bản hoàn thành, bàn giao mặt bằng thi công được 89,05/98,55km tuyến chính cao tốc, đạt 90,4% và 5,7km tuyến đường ngang nối Quốc lộ 45 và đường từ cảng hàng không Thọ Xuân đi Khu kinh tế Nghi Sơn (Mai Sơn – Quốc lộ 45 được 48,42/49,02km, đạt 98,8%, Quốc lộ 45 - Nghi Sơn 37/43km tuyến chính, đạt 86,1% và 5,7km đường ngang, Nghi Sơn - Diễn Châu 3,63/6,53km đạt 55,6%)…

Tiến Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Yên Bái: Tặng quà hỗ trợ gia đình thân nhân liệt sỹ bị thiệt hại do bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Đoàn công tác của Trung ương Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ Việt Nam (Trung ương Hội) do Trung tướng Hoàng Khánh Hưng, Chủ tịch Trung ương Hội dẫn đầu đã đến thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ 05 gia đình thân nhân liệt sỹ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

  • Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam ủng hộ 200 triệu đồng khắc phục hậu quả bão lũ

    (Xây dựng) - Ngày 20/9, ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đại diện lãnh đạo cơ quan, hội viên trực thuộc Hội đã trao số tiền 200 triệu đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả thiên tai do cơn bão số 3 gây ra tới Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

  • Bình Dương: Xử lý rác để phát triển “sản phẩm xanh”

    (Xây dựng) - Được biết đến là tỉnh phát triển công nghiệp, ngay từ những ngày đầu tái lập Bình Dương luôn chú trọng công tác bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển bền vững. Công ty Cổ phần – Tổng Công ty Nước và Môi trường Bình Dương (Biwase) được tỉnh Bình Dương giao nhiệm vụ không chỉ cung cấp nguồn nước sạch, mà còn xử lý nước thải, chất thải, tái tạo năng lượng và tái chế rác tạo sản phẩm thân thiện môi trường.

  • Quảng Trạch (Quảng Bình): Tập trung nguồn lực xây dựng Quảng Phương trở thành đô thị loại V

    (Xây dựng) - Trước khi được quy hoạch, khu vực này là vùng cát trắng mênh mông nhưng bằng sự quyết tâm, tập trung các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị trẻ Quảng Trạch đang từng bước phát triển…

  • Xu hướng mới về ứng dụng yếu tố xanh bền vững trong xây dựng công trình

    (Xây dựng) - Không dừng lại ở câu chuyện sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, giải pháp tiết kiệm điện năng, các công trình còn góp phần định hình sức mạnh của một đô thị, một quốc gia. Bằng những cách kiến giải độc đáo về khái niệm “xanh bền vững” và những sáng tạo trong kiến trúc, Văn Phú - Invest không chỉ tạo ra giải pháp ứng phó linh hoạt với những diễn biến phức tạp của khí hậu mà còn hàn gắn những “đứt gãy” trong cộng đồng và xoa dịu căng thẳng cho những thế hệ nhiều áp lực.

  • Hà Nội: Cấm xe vượt quá tải trọng đi trên hệ thống thủy lợi sông Nhuệ

    (Xây dựng) - Để bảo đảm an toàn cho hệ thống kênh và trục chính thủy lợi sông Nhuệ, hạn chế thiệt hại do mưa bão gây ra, UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu các quận, huyện nghiêm cấm xe vượt quá tải trọng di chuyển trên các bờ kênh và trục chính của hệ thống thủy lợi này.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load