Thứ bảy 26/10/2024 06:57 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

08:45 | 23/10/2024

(Xây dựng) - Đối với gói thầu thực hiện trước khi phê duyệt dự án, chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bao gồm gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu) theo Điểm c Khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023.

Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Ảnh minh họa.

Ông Trần Đức Sơn làm việc tại Ban quản lý dự án cấp huyện. Đơn vị ông được giao thực hiện dự án đầu tư công, đầu tư xây dựng công trình. Trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư cần chỉ định nhà thầu tư vấn khảo sát dưới 500 triệu đồng, phù hợp với quy định hạn mức chỉ định thầu tại Điểm m Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023 và đơn vị ông Trần Đức Sơn muốn chỉ định thầu rút gọn.

Tại Khoản 2 Điều 43 Luật Đấu thầu năm 2023 có quy định: Đối với trường hợp quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; Hoàn thiện hợp đồng; Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Theo Khoản 24 Điều 4 Luật Đấu thầu 2023: "24. Người có thẩm quyền là người quyết định đầu tư hoặc người quyết định việc mua sắm theo quy định của pháp luật. Trường hợp lựa chọn nhà đầu tư, người có thẩm quyền là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư hoặc cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư".

Như vậy, đối với dự án của ông Sơn, căn cứ quy định trên có thể hiểu là để thực hiện quy trình chỉ định thầu rút gọn cần người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn.

Ông Trần Đức Sơn hỏi, người có thẩm quyền quyết định áp dụng quy trình rút gọn có thể ủy quyền cho chủ đầu tư quyết định hay không? Trường hợp không được ủy quyền thì hình thức quyết định của người có thẩm quyền là ban hành quyết định hay văn bản khác?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 23 Luật Đấu thầu năm 2023, chỉ định thầu được áp dụng trong trường hợp gói thầu thuộc dự toán mua sắm có giá gói thầu trong hạn mức từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng; gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và dự án đầu tư theo Luật Đầu tư công, bao gồm: gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn có giá gói thầu trong hạn mức không quá 500 triệu đồng, gói thầu phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có giá gói thầu trong hạn mức không quá 01 tỷ đồng.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 43 Luật Đấu thầu năm 2023, đối với trường hợp quy định tại Điểm m Khoản 1 Điều 23 của Luật này, người có thẩm quyền có thể quyết định áp dụng quy trình rút gọn bao gồm các bước sau: Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu; Hoàn thiện hợp đồng; Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.

Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu năm 2023, đối với dự án, chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.

Theo đó, đối với gói thầu thực hiện trước khi phê duyệt dự án, chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (bao gồm gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu) theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu năm 2023.

Khánh Diệp

Theo

Cùng chuyên mục
  • Vương quốc Anh chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển dự án và chuỗi cung ứng cho ngành Điện gió ngoài khơi

    (Xây dựng) – Từ ngày 20 – 24/10, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán Anh tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức chuyến thăm của Phái đoàn Thương mại Năng lượng Anh tại Việt Nam. Phái đoàn gồm 17 doanh nghiệp Anh tiêu biểu thuộc chuỗi cung ứng ngành điện gió ngoài khơi, hydro xanh và lưu trữ năng lượng đã có 5 ngày làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội nhằm tìm hiểu cơ hội thị trường và kết nối với các đối tác tiềm năng. Đây là năm thứ hai liên tiếp Phái đoàn Thương mại Năng lượng Anh đến thăm Việt Nam, nối tiếp thành công của chuyến thăm vào tháng 11/2023.

  • Quảng Ninh xây dựng các cụm công nghiệp xanh để “hút” dòng vốn FDI

    (Xây dựng) - Trong chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài, về công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh tập trung các ngành công nghiệp sản xuất có giá trị gia tăng cao (như cơ khí chế tạo ô tô, xe máy,...), cũng như công nghiệp điện, điện tử và vật liệu mới.

  • Cần giải pháp đột phá cho ngành công nghiệp ô tô

    (Xây dựng) - Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), thị trường ô tô Việt Nam rất có tiềm năng, nhờ quy mô dân số 100 triệu người và thu nhập bình quân ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1 (giai đoạn duy trì). Do vậy, cần nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô.

  • Thanh Hóa: Cấm thầu 3 năm đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Quảng An

    (Xây dựng) – Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Mai Xuân Liêm đã ký Quyết định số 4240/QĐ-UBND về việc cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển năng lượng Quảng An, địa chỉ tại số 15, ngõ 16, đường Ngô Thị Nhậm, khu 5, phường Ka Long, thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

  • Tân Yên (Bắc Giang): Thu ngân sách đạt 97,95% dự toán

    (Xây dựng) – Đến hết quý III/2024, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Tân Yên đạt hơn 1,6 nghìn tỷ đồng, đạt 97,95% dự toán tỉnh giao.

  • Gỡ nhiều 'điểm nghẽn' trong việc chi thường xuyên ngân sách

    Theo thông tin Bộ Tài chính trưa 25/10, Nghị định 138/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng chi thường xuyên ngân sách Nhà nước (NSNN) được kỳ vọng sẽ góp phần giải quyết những "điểm nghẽn" trong việc bố trí kinh phí mua sắm tài sản, trang thiết bị; cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng thời gian qua.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load