Thứ sáu 08/11/2024 01:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thái Nguyên: Tiếp tục giảm 81 xóm, tổ dân phố sau sáp nhập

10:30 | 01/12/2021

(Xây dựng) - Thái Nguyên đang tiếp tục triển khai việc thực hiện sáp nhập 156 xóm, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định để thành lập 75 xóm, tổ dân phố mới.

thai nguyen tiep tuc giam 81 xom to dan pho sau sap nhap
Theo kế hoạch, tới đây Thái Nguyên sẽ thực hiện sáp nhập 156 xóm, tổ dân phố.

Tính đến ngày 01/11/2021, toàn tỉnh Thái Nguyên có 2.336 xóm, tổ dân phố (gồm 1.816 xóm và 520 tổ dân phố), trong đó còn 150 xóm, tổ dân phố chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định (gồm 146 xóm và 4 tổ dân phố).

Theo kế hoạch, tới đây Thái Nguyên sẽ thực hiện sáp nhập 156 xóm, tổ dân phố (gồm 146 xóm và 10 tổ dân phố), trong đó: Thực hiện sáp nhập năm 2021 là 112 xóm, tổ dân phố (chưa đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định); 44 xóm liền kề có liên quan thuộc diện đảm bảo quy mô số hộ gia đình theo quy định để thành lập 75 xóm, tổ dân phố mới (gồm 70 xóm và 5 tổ dân phố) tại các xã, phường thị trấn thuộc thành phố Sông Công, các huyện: Phú Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Phú Bình.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đề nghị HĐND tỉnh công nhận trường hợp đặc thù không phải thực hiện sáp nhập đối với 3 xóm thuộc xã Vũ Chấn, huyện Võ Nhai do địa hình bị chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; giải thể 1 xóm thuộc thành phố Sông Công và đổi tên 20 xóm, tổ dân phố thuộc thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và các huyện: Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ.

Xóm La Chường, xã Tân Quang thuộc thành phố Sông Công được đề nghị giải thể do thu hồi đất để bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Sông Công 2. Sau khi thực hiện sáp nhập, giải thể, toàn tỉnh Thái Nguyên giảm 82 xóm, tổ dân phố (trong đó giảm do sáp nhập là 81 xóm, tổ dân phố; giảm do giải thể là 1 xóm) còn lại 2.254 xóm, tổ dân phố.

Bên cạnh mặt tích cực, việc sáp nhập xóm, tổ dân phố tại Thái Nguyên đã và đang dẫn đến thực tế cần lời giải là dư thừa số lượng nhà văn hóa, nơi sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở, nhưng lại thiếu nhà văn hóa có quy mô đủ. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh việc cải tạo, nâng cấp thì không nên chuyển nhượng quỹ đất công hiếm hoi này cho mục đích khác mà cần tận dụng để xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, điểm vui chơi, thư giãn cho cư dân tại địa phương.

Nguyễn Thành

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load