Thứ sáu 08/11/2024 13:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Nguyên: Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo

19:59 | 22/10/2023

(Xây dựng) - Nhằm tiếp tục cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo của tỉnh.

Thái Nguyên: Nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo
Hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2022.

Năm 2022 là năm thứ 2 tỉnh Thái Nguyên đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI). Chỉ số này đã thúc đẩy và lan tỏa tinh thần cải cách hành chính trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời nâng cao tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân.

Ngày 12/6/2023, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành, địa phương (DDCI) năm 2022.

Theo kết quả khảo sát được UBND tỉnh Thái Nguyên công bố, Chỉ số DDCI năm 2022 của 23 Sở, ban, ngành được đánh giá dao động từ 83,87 - 89,22 điểm, kết quả trung bình đạt 86,60 điểm, tăng 0,63 điểm so với năm 2021. Với kết quả đạt trên 80 điểm, 23/23 đơn vị được khảo sát đều thuộc nhóm xếp loại năng lực điều hành tốt. Đối với các Sở, ngành, trong 2 năm liền Kho bạc Nhà nước tỉnh Thái Nguyên vẫn là đơn vị dẫn đầu, tiếp theo là Sở Thông tin và Truyền thông, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên. Đối với UBND cấp huyện, Chỉ số DDCI năm 2022 của 9 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh dao động từ 84,18 - 87,36 điểm, kết quả trung bình đạt 85,65 điểm, tăng 1,44 điểm so với năm 2021. Thành phố Thái Nguyên là địa phương đứng đầu, cả 9 huyện, thành phố đều kết quả đạt trên 80 điểm, thuộc nhóm xếp loại năng lực điều hành tốt.

Nhìn chung, Chỉ số DDCI năm 2022 của các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố có sự cải thiện so với năm 2021, chênh lệch điểm giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương không nhiều. Điều này cho thấy các chủ trương, chính sách đã được cơ quan, đơn vị, địa phương đã triển khai thực hiện cơ bản đầy đủ và thống nhất. Một số tiêu chí của Chỉ số DDCI năm 2022 được các doanh nghiệp, hợp tác xã đánh giá cao như: Mức độ chuyển đổi số, Vai trò người đứng đầu. Một số tiêu chí vẫn tiếp tục nhận đánh giá thấp, chưa có nhiều cải thiện như tiêu chí Hỗ trợ doanh nghiệp, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng... Đây là những vấn đề mà các cơ quan, đơn vị, địa phương cần tiếp tục nỗ lực thực hiện các giải pháp khắc phục, cải thiện trong năm 2023.

Nhằm tiếp tục cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023, mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai các nhiệm vụ cải thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2023 và những năm tiếp theo của tỉnh Thái Nguyên.

Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Báo Thái Nguyên, Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, kết quả đầu tư, thu hút đầu tư, những công trình trọng điểm, dự án lớn có tính chất lan tỏa đến các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

Giao Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo các tổ chức tín dụng thường xuyên triển khai chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa ngân hàng với khách hàng để kịp thời xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc tiếp cận vốn vay; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp được tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Giao Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi đối với đối tượng ưu tiên theo Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hướng dẫn cụ thể về quy trình, thủ tục xét duyệt hồ sơ trên hệ thống trực tuyến, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định.

Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét tổ chức tập huấn, tuyên truyền về công tác quản lý lưu trú khách du lịch, nghỉ dưỡng trên địa bàn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, nghỉ dưỡng theo đề nghị của Hiệp hội Du lịch tỉnh.

Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và các đơn vị liên quan xem xét, thực hiện các giải pháp đảm bảo sự công bằng, minh bạch giữa các doanh nghiệp kinh doanh vận tải trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về tham gia hoạt động tại các bến bãi, vận chuyển hành khách liên tỉnh theo đề nghị của Hiệp hội Vận tải ôtô tỉnh.

Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tăng cường hoạt động của Tổ tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (theo Quyết định số 2191/QĐ-UBND ngày 15/9/2022 của UBND tỉnh) để tiếp nhận, tư vấn và giải quyết công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trên cơ sở điều kiện thực tiễn, xem xét đẩy nhanh việc giải quyết các thủ tục đấu giá, cấp phép khai thác các mỏ đất cho các huyện: Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa và các địa phương khác để thuận tiện, giảm thời gian, chi phí giá thành cho doanh nghiệp đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các đơn vị có liên quan, nghiên cứu có ý kiến với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam xem xét, điều chỉnh nội dung Phiếu khảo sát PCI hằng năm để đảm bảo ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu hơn.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng giao UBND thành phố Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giải quyết dứt điểm những vướng mắc về việc bố trí tái định cư, giải phóng mặt bằng liên quan đến dự án Cụm công nghiệp Sơn Cẩm do Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG làm chủ đầu tư theo quy định.

Nguyễn Thành

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load