Thứ sáu 08/11/2024 17:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Nguyên: Không ngừng nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh

15:15 | 18/07/2023

(Xây dựng) – Chủ động nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh là một trong những nội dung quan trọng, thường xuyên được tỉnh Thái Nguyên quan tâm, nhằm không ngừng xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, từng bước đưa Thái Nguyên trở thành một cực tăng trưởng quan trọng phía Bắc vùng Thủ đô Hà Nội.

Thái Nguyên: Không ngừng nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng cam kết với các tập đoàn lớn của nước ngoài tại Hội nghị xúc tiến đầu tư do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) và Công ty CP Công nghệ viễn thông Sài Gòn tổ chức vào tháng 6/2022.

Thái Nguyên thuộc nhóm những tỉnh năng động nhất cả nước về thu hút đầu tư

Thời gian qua, Thái Nguyên đã tạo được những ấn tượng mạnh mẽ và sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ( FDI ), thông qua những cam kết đi đôi với hành động cụ thể, quyết liệt của lãnh đạo tỉnh trong cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở phát huy những lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, giao thông, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao.

Năm 2022, Thái Nguyên nằm trong top 4 các tỉnh, thành dẫn đầu thu hút FDI cả nước, riêng trong 6 tháng đầu năm 2023 dòng vốn FDI tiếp tục đổ về Thái Nguyên, với 15 dự án FDI được cấp mới đưa tổng số vốn đăng ký đạt 116,75 triệu USD. Lũy kế đến nay, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 185 dự án FDI còn hiệu lực với tổng mức đầu tư đạt gần 10,5 tỷ USD.

Để duy trì và tạo ra môi trường đầu tư tốt nhất, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đã từng khẳng định 6 cam kết đối với các nhà đầu tư, gồm: Thường xuyên tiếp nhận thông tin và giải quyết ngay các kiến nghị từ phía các doanh nghiệp; hỗ trợ và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp khi có nhu cầu đầu tư, rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục hành chính; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội; hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo lao động, cung cấp nguồn lao động có kỹ thuật và ý thức tổ chức kỷ luật; cung cấp đủ hạ tầng viễn thông, điện, nước 24/24 giờ cho các doanh nghiệp; hỗ trợ tốt nhất công tác giải phóng mặt bằng, áp dụng chính sách ưu đãi tối đa cho doanh nghiệp trong khung quy định của Chính phủ về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, thuê mặt nước.

Đặc biệt trong đó, Chính quyền tỉnh Thái Nguyên cam kết “luôn sẵn sàng hỗ trợ các nhà đầu tư bất kể mới hay cũ, đầu tư trong hay ngoài khu công nghiệp đều sẽ nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành trong quá trình thực hiện các dự án”.

Hiện nay, chiến lược chính trong thu hút đầu tư của Thái Nguyên là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát triển khu vực phía Nam của tỉnh, nhất là các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, Trên cơ sở đó, cùng với việc tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại, Thái Nguyên đã quy hoạch 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.245ha, trong đó có 1 khu công nghệ thông tin tập trung; 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.067ha, sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư.

Bên cạnh những hiệu ứng từ công cuộc chuyển đổi số, để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Thái Nguyên rất coi trọng và quan tâm đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI). Điều đó có ý nghĩa quan trọng trực tiếp với việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao năng lực điều hành kinh tế cấp Sở, ban, ngành và cấp huyện.

Năm 2022, qua khảo sát, đánh giá sự hài lòng của cộng đồng doanh nghiệp đối với 32 đơn vị, cho thấy các đơn vị đều thuộc nhóm xếp loại năng lực điều hành tốt, kết quả đó cũng góp phần quan trọng đưa Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2022 của Thái Nguyên đứng thứ 25/63 tỉnh, thành trong cả nước (tăng 3 bậc so với năm 2021) và nằm trong nhóm 30 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước.

Thái Nguyên: Không ngừng nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh
Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên Nguyễn Thanh Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng chúc mừng các đơn vị được xếp hạng chất lượng điều hành tốt năm 2022.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Quang Vinh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI: Những năm qua, Thái Nguyên đã liên tục có những bước tiến về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, điều này cho thấy nỗ lực của chính quyền các cấp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và vai trò của người dân, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân trong cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Kết quả đánh giá DDCI tỉnh Thái Nguyên năm 2022 là kết quả của tinh thần đổi mới, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, thể hiện hướng đi đúng đắn của tỉnh Thái Nguyên, tin tưởng Thái Nguyên tiếp tục là điểm sáng về thu hút đầu tư và sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, là trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Với những hành động và kết quả thiết thực, Thái Nguyên ngày càng khẳng định vị thế là một trong những địa phương năng động nhất cả nước về thu hút đầu tư. Chính sự năng động đó đã và đang tạo nên kỳ vọng lớn trong cải thiện chất lượng môi trường và thu hút đầu tư của Thái Nguyên trong thời gian tới, để Thái Nguyên thực sự là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư.

Tiếp tục chủ động duy trì và thực hiện quyết liệt các giải pháp

Để phát huy kết quả đã đạt được trong cải thiện chất lượng môi trường đầu tư, tiến tới nâng hạng chỉ số PCI trong năm 2023 và các năm tiếp theo, Thái Nguyên tiếp tục hiện thực hoá nhiều giải pháp cụ thể, trong đó cùng với việc tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch tỉnh sẽ duy trì, đẩy mạnh, đổi mới công tác xúc tiến đầu tư. Tiếp tục chỉ đạo xây dựng và ban hành danh mục dự án ưu tiên mời gọi đầu tư, giúp nhà đầu tư có nhiều lựa chọn khi đến Thái Nguyên.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả chương trình gặp mặt định kỳ giữa lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các huyện, thành phố với doanh nghiệp để lắng nghe, đồng hành, nhằm kịp thời giải quyết các tồn tại vướng mắc của doanh nghiệp một cách thực chất và có ý nghĩa để tạo niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.

Thái Nguyên: Không ngừng nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh
Khu công nghiệp Yên Bình, thành phố Phổ Yên - nơi thu hút nhiều dự án FDI lớn, trong đó có Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc).

Để tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp của Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng cạnh tranh cấp tỉnh giai đoạn 2021 – 2025, mới đây, UBND tỉnh Thái Nguyên còn yêu cầu lãnh đạo các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải:

Đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số hướng tới chính quyền số, kinh tế số, xã hội số để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ người dân và doanh nghiệp của các cấp chính quyền.

Thường xuyên rà soát, thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp, lĩnh vực đầu tư. Công khai, minh bạch các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, các dự án thu hút đầu tư, văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách,... theo quy định trên Cổng dịch vụ công và các phương tiện thông tin, truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư đến với tỉnh Thái Nguyên.

Tổ chức đa dạng hoạt động xúc tiến đầu tư, bằng nhiều hình thức để mời gọi các nhà đầu tư triển khai các dự án phù hợp với đặc thù địa phương, phát huy tốt lợi thế về tài nguyên đất, trong đó cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch vùng nguyên liệu đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí giao dịch của doanh nghiệp.

Tiếp tục làm tốt công tác đối thoại, tiếp thu, nắm rõ những vướng mắc, kiến nghị của của người dân, của doanh nghiệp và của các nhà đầu tư, nhất là về thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, đầu tư, xây dựng để kịp thời giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết, tháo gỡ cho doanh nghiệp và cho các nhà đầu tư.

Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải có tinh thần quyết liệt, sáng suốt, nắm chắc các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị mình để lãnh đạo, chỉ đạo thông suốt từ trên xuống dưới để công việc không bị ách tắc, cản trở, người lãnh đạo phải là tấm gương về giải quyết công vụ cho cấp dưới noi theo.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật; đề cao đạo đức, văn hóa, liêm chính trong kinh doanh. Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đẩy mạnh tái cơ cấu, liên kết, hợp tác kinh doanh, đề cao trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, tích cực các hoạt động an sinh xã hội tại địa phương.

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, công dân. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp các bộ, công chức, viên chức, người lao động vi phạm kỷ luật, gây khó khăn, phiền hà đối với tổ chức, công dân; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân và doanh nghiệp.

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

    11:02 | 08/11/2024
  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

    09:57 | 08/11/2024
  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

    09:45 | 08/11/2024
  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

    09:19 | 08/11/2024
  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

    08:57 | 08/11/2024
  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

    08:48 | 08/11/2024
  • Phải dám đương đầu để đề xuất tháo gỡ vướng mắc liên quan đến các dự án

    Chiều tối 7/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án, đã chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

    08:38 | 08/11/2024
  • Sửa quy định về sử dụng kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

    (Xây dựng) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 75/2024/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

    16:27 | 07/11/2024
  • Thanh Hóa vươn lên đứng top đầu cả nước về giải ngân vốn đầu tư công

    (Xây dựng) - Báo cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây cho thấy, tính đến ngày 20/10/2024, Thanh Hóa là 1 trong 5 tỉnh dẫn đầu cả nước về tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công. Giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt 9.206,6 tỷ đồng, bằng 65,2% kế hoạch, cao hơn 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

    14:38 | 07/11/2024
  • Tiền ứng giải phóng mặt bằng có tính vào vốn đầu tư dự án?

    (Xây dựng) - Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định vốn đầu tư của dự án không bao gồm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nộp cho Nhà nước cũng như chi phí xây dựng các công trình thuộc dự án đầu tư mà nhà đầu tư có nghĩa vụ bàn giao cho Nhà nước quản lý sau khi hoàn thành (nếu có).

    12:28 | 07/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load