Thứ sáu 08/11/2024 14:26 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Nguyên: Đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2022

22:47 | 05/01/2022

(Xây dựng) – Năm 2022, tỉnh Thái Nguyên đặt mục tiêu thực hiện tăng trưởng kinh tế 8%. Đó cũng là quyết tâm được Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đề cập ngay từ những ngày đầu năm 2022 khi trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng.

thai nguyen dat muc tieu tang truong kinh te 8 trong nam 2022
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng kiểm tra một số dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh.

Mặc dù không tránh khỏi những khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19, nhưng với những giải pháp linh hoạt, phù hợp, sự quyết tâm, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của cộng đồng doanh nghiệp doanh nhân và nhân dân, năm 2021 kinh tế - xã hội của Thái Nguyên đã đạt được những kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu tăng trưởng bứt phá... Trong 25 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2021, có 13 chỉ tiêu vượt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu về kinh tế tiếp tục duy trì ở mức cao và nằm trong Top đầu của cả nước.

Đáng chú ý, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,56%, cao gấp 2 lần bình quân chung của toàn quốc; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người mặc dù chưa đạt kế hoạch nhưng trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế vẫn đạt 95,1 triệu đồng/người, tăng 6,4 triệu đồng/người so với năm 2020, cao hơn bình quân chung cả nước (64,5 triệu đồng/người/năm). Thái Nguyên cũng nằm trong Top 10 địa phương có thu nhập bình quân lao động trong doanh nghiệp cao nhất trong 63 tỉnh, thành phố, đạt 9,4 triệu đồng/người/tháng.

Về kết quả thu ngân sách, với 18.000 tỷ đồng, Thái Nguyên nằm trong số 20 tỉnh, thành phố có số thu cao nhất toàn quốc, vượt trên 4.700 tỷ đồng so với kế hoạch Chính phủ giao, vượt trên 1.500 tỷ đồng so với kế hoạch HĐND tỉnh giao. Cùng với đó, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 844 nghìn tỷ đồng, tăng 7,7%. Giá trị xuất khẩu đạt trên 28,8 tỷ đô la Mỹ, tăng 2,4% so với kế hoạch, tiếp tục duy trì thứ hạng thứ 4/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 2 vùng Thủ đô Hà Nội.

Kết thúc năm 2021, kết quả giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt trên 105% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn năm 2021 đạt 52 nghìn tỷ đồng, tăng 10%. Với quyết tâm tạo môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, công khai, minh bạch, tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều chương trình xúc tiến đầu tư, thu hút các tập đoàn, doanh nghiệp lớn vào tỉnh. Nhiều dự án đã được khởi công, hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2021, mang lại động lực tăng trưởng cho kinh tế của địa phương. Đến nay, toàn tỉnh có 171 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký trên 9,67 tỷ đô la Mỹ và 817 dự án đầu tư ngoài ngân sách sử dụng vốn đầu tư trong nước với số vốn đăng ký trên 200 nghìn tỷ đồng, đây chính là những động lực quan trọng cho tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng nhấn mạnh: Với các kết quả đã đạt được trong năm 2021, Thái Nguyên đặt chỉ tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm 2022 là 8%. Đây là một chỉ tiêu cao thể hiện sự quyết tâm chính trị lớn trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, thách thức. Chỉ tiêu này được xây dựng trên cơ sở phân tích khách quan, toàn diện quy mô nền kinh tế, các điều kiện bảo đảm và có ý nghĩa cho việc thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2020-2025. Để đạt được mục tiêu này, UBND tỉnh đã đề ra các nhóm nhiệm vụ giải pháp trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, có tính chất đột phá, cụ thể như:

Tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội theo quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”.

Xây dựng, hoàn thiện và triển khai kịp thời, có hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo hiệu quả, toàn diện, trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn theo quy định của Luật Quy hoạch.

Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là về hạ tầng giao thông, góp phần phát triển liên kết vùng; đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án trong và ngoài ngân sách, nhất là các dự án trọng điểm, các dự án tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội; trong đó giao chất lượng, tiến độ cụ thể gắn với trách nhiệm của các ngành, các cấp. Tiếp tục cắt giảm, tiết kiệm chi thường xuyên để phục vụ đầu tư phát triển. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường.

thai nguyen dat muc tieu tang truong kinh te 8 trong nam 2022
Thái Nguyên đặt quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trong năm 2022.

Phát triển đồng bộ và tạo ra sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; tận dụng tốt mọi cơ hội phát triển, nhất là cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế; huy động, phân bổ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh và bền vững.

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị ngay từ những ngày đầu, giờ đầu năm mới, đặc biệt là sự quyết tâm cao những người lãnh đạo đứng đầu tỉnh Thái Nguyên với quan điểm “chủ trương đúng - đồng thuận cao - hành động quyết liệt”. Tin tưởng năm 2022, Thái Nguyên sẽ giữ vững đà tăng trưởng kinh tế đúng như mục tiêu đã đề ra.

Việt Hoan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load