Thứ sáu 20/09/2024 08:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Thái Nguyên: Chủ động kiểm tra tình trạng các công trình có nguy cơ hư hỏng trong mùa mưa bão

22:23 | 15/08/2024

(Xây dựng) – Trước những diễn biến thất thường của thời tiết trong mùa mưa bão, UBND tỉnh Thái Nguyên đã liên tục chỉ đạo các cơ quan chức năng, địa phương tăng cường các biện pháp ứng phó. Trong đó cần chủ động kiểm tra tình trạng các công trình có nguy cơ hư hỏng ngay trong thời gian xảy ra thiên tai, bão, lũ.

Thái Nguyên: Chủ động kiểm tra tình trạng các công trình có nguy cơ hư hỏng trong mùa mưa bão
Như năm gần đây Thái Nguyên đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng những cây cầu hiện đại bắc qua sông Cầu, sông Công tạo điều kiện giao thương thuận lợi cho người dân.

Theo đó, UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão trên đường bộ. Đặc biệt cần tăng cường kiểm tra tình trạng các công trình có nguy cơ hư hỏng ngay trong thời gian xảy ra thiên tai, bão, lũ đối với các công trình thuộc phạm vi quản lý như cầu, cống, hầm đường bộ, ngầm tràn, cầu phao, bến phà, tường chắn, hệ thống thoát nước, các vị trí nền đào sâu, đắp cao... để phát hiện các dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến an toàn giao thông và an toàn công trình, có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định hiện hành.

Trong đó lưu ý, đối với công trình cầu: Kiểm tra tình trạng làm việc của mố trụ cầu; kiểm tra tình trạng xói lở của móng mố, móng trụ cầu, móng tường chắn bảo vệ công trình đường bộ. Kiểm tra dầm, giàn, khung, kết cấu nhịp cầu; kiểm tra gối cầu; kiểm tra các bộ phận khác của cầu. Kiểm tra các công trình phòng hộ và điều tiết dòng chảy như kè hướng dòng, kè ốp mái nền đường dẫn...; kiểm tra các chướng ngại vật có thể làm cản trở, thay đổi dòng chảy trước và sau cầu. Đối với phần đường đầu cầu: Kiểm tra mặt đường, nền đường, bề rộng, kích thước đường và các dấu hiệu bất thường.

Đối với cầu treo, dây văng, ngoài các nội dung trên, chú ý kiểm tra các hố thế (cầu treo), neo cáp (cầu dây văng); kiểm tra sự làm việc của hệ thống cáp treo bao gồm cả trụ tháp, cổng cáp, vị trí cáp trên đỉnh cổng cáp, thanh treo, thanh đứng và các bộ phận khác của cầu treo; theo dõi tốc độ gió trên cầu.

Đối với công trình hầm: Kiểm tra trước cửa hầm và khu vực xung quanh cửa hầm để kịp thời phát hiện hiện tượng sạt lở taluy hoặc các yếu tố gây mất an toàn giao thông khác. Kiểm tra hệ thống thoát nước của hầm. Kiểm tra hệ thống phòng cháy, chữa cháy trong hầm; kiểm tra các thiết bị vận hành hầm như hệ thống chiếu sáng, quạt thông gió...

Đối với công trình ngầm, tràn: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của kết cấu công trình; kiểm tra, bổ sung cột thủy chí đo mực nước dâng (nếu chưa có hoặc bị hư hỏng).

Đối với hệ nổi, cầu phao, phà và ca nô: Kiểm tra tình trạng kỹ thuật, bảo trì, sửa chữa đảm bảo phương tiện hoạt động tốt; kiểm tra hệ thống bơm nước của phương tiện. Kiểm tra, cố định các đồ vật trên phương tiện bảo đảm không bị xô lăng đổ, vỡ trong quá trình vận hành phương tiện. Kiểm tra, bố trí đầy đủ thiết bị cứu sinh, cứu hỏa. Thường xuyên theo dõi dòng chảy và điều kiện thời tiết để có phương án vận hành phù hợp.

Tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên và xử lý hư hỏng công trình bảo đảm giao thông an toàn thông suốt. Tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên, tổ chức nạo vét hệ thống thoát nước thông thoáng, thanh thải lòng suối tại các cầu, cống trước mùa mưa bão; tu sửa hệ thống báo hiệu tại các vị trí ngầm tràn, các vị trí có nguy cơ sạt lở… Khi xảy ra mưa lũ, bão lụt phải tổ chức lực lượng trực gác để có giải pháp xử lý kịp thời bảo đảm an toàn giao thông, lưu ý một số trường hợp sau: Trường hợp có mưa lũ cần kiểm tra, theo dõi các vị trí xung yếu để có biện pháp hạn chế, phân luồng giao thông hoặc dừng khai thác nếu có nguy hiểm; bố trí người trực gác, hướng dẫn trong thời gian hạn chế sử dụng để đảm bảo giao thông.

Thái Nguyên: Chủ động kiểm tra tình trạng các công trình có nguy cơ hư hỏng trong mùa mưa bão
Thái Nguyên yêu cầu tháo dỡ và dừng lưu thông qua những cây cầu không đảm bảo an toàn.

Đối với khu vực bị ngập do nước dâng cần phải theo dõi mực nước để tổ chức giao thông phù hợp; khi mực nước dâng cao phải có biện pháp hạn chế, phân luồng giao thông hoặc dừng khai thác khi không đủ an toàn.

Đối với các hư hỏng nhỏ thuộc phạm vi quản lý, bảo dưỡng thường xuyên thì yêu cầu nhà thầu quản lý, bảo dưỡng thường xuyên khắc phục kịp thời, không để phát sinh hư hỏng ảnh hưởng tới an toàn giao thông. Đối với các hư hỏng có dấu hiệu nguy hiểm, không bảo đảm an toàn cho khai thác sử dụng, thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Yên Bình

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load