Thứ sáu 08/11/2024 14:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Thái Bình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt khá

15:12 | 27/09/2023

(Xây dựng) – Từ đầu năm đến nay, UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành kịp thời nhiều chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo điều hành để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp và nhà đầu tư để đẩy nhanh tiến độ dự án, giải ngân đầu tư công.

Thái Bình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt khá
Đoàn công tác thành viên Chính phủ cùng lãnh đạo UBND tỉnh Thái Bình khảo sát thực tế dự án tuyến đường ven biển tỉnh Thái Bình.

Theo báo cáo của UBDN tỉnh Thái Bình với Đoàn công tác thành viên Chính phủ do ông Trần Văn Sơn - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ làm Trưởng đoàn, 9 tháng của năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,77% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,3%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,4%; khu vực dịch vụ tăng 6,5%. Tổng thu ngân sách nhà nước ước thực hiện gần 17.100 tỷ đồng, đạt 81,3% dự toán; tổng thu ngân sách địa phương ước thực hiện gần 15.500 tỷ đồng, đạt 92,2% dự toán, trong đó thu nội địa ước thực hiện gần 5.147 tỷ đồng, đạt 45,3% dự toán. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 3 tỷ 362 triệu USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng nguồn vốn đầu tư công ước thực hiện giải ngân 4.236 tỷ đồng, đạt 86,3% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao.

Tỉnh Thái Bình cũng tập trung chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt và khó khăn, vướng mắc trong thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp.

Đến ngày 30/9, toàn tỉnh có 92 dự án đầu tư được chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư, cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm 11.614 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 585 triệu USD.

Thái Bình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt khá
Ông Trần Văn Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ phát biểu tại buổi làm việc.

Để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tỉnh Thái Bình đề xuất, kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong các lĩnh vực như: phát triển nhà ở, đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư, khu kinh tế và khu công nghiệp, công thương, nông nghiệp, nông thôn, tài chính, thuế.

Thái Bình: Tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt khá
Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình phát biểu tại buổi làm việc.

Ông Nguyễn Khắc Thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh: Nhờ sự quan tâm, hỗ trợ, tạo điều kiện của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, tỉnh Thái Bình đã và đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng giao thông kết nối, tạo động lực cho sự phát triển của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình mong muốn Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trung ương tiếp tục quan tâm, xem xét tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.

Ông Trần Văn Sơn - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đánh giá cao kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình đạt được trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay; đồng thời, gợi mở một số vấn đề liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, phát triển giao thông, khai thác, sử dụng quỹ đất hợp lý, hiệu quả để tỉnh Thái Bình nghiên cứu, thực hiện.

Đề nghị tỉnh Thái Bình tiếp tục thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm như: chú trọng xây dựng hạ tầng tạo đột phá; tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội; hoàn thiện quy hoạch tỉnh; thực hiện tốt công tác kiểm tra an toàn về phòng cháy, chữa cháy; thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Văn Đạt

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load