Thứ sáu 08/11/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Tây Ninh: Tín dụng chính sách xã hội là điểm tựa của an sinh

09:02 | 23/07/2024

(Xây dựng) – Tại Tây Ninh, trong 6 tháng đầu năm, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp 22.457 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Từ đó, đã tạo việc làm cho 8.441 lao động, tạo điều kiện cho 773 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập…

Tây Ninh: Tín dụng chính sách xã hội là điểm tựa của an sinh
Tại Tây Ninh, 6 tháng đầu năm 2024, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp 22.457 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn…

Mới đây, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Tây Ninh cho biết, thời gian qua, đơn vị đã tập trung được nguồn lực thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội, thực hiện kịp thời, có hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh và đạt được một số chỉ tiêu kế hoạch đáng khích lệ.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2024, tăng trưởng nguồn vốn ủy thác ngân sách địa phương đạt 256% kế hoạch tăng trưởng, tăng gần 141 tỷ đồng so với đầu năm (trong đó: Cấp tỉnh tăng gần 113 tỷ đồng; cấp huyện tăng gần 28 tỷ đồng), có 07/09 đơn vị cấp huyện vượt kế hoạch được giao.

Nguồn vốn huy động của tổ chức, cá nhân tăng trưởng nhanh nên mới 6 tháng đã đạt 99,3% kế hoạch, tăng 79,5 tỷ đồng so với đầu năm, dư nợ đạt 96,4% kế hoạch, tăng gần 227 tỷ đồng so với đầu năm. Ngược lại, tỷ lệ nợ quá hạn chỉ chiếm 0,19%, duy trì thấp hơn mức bình quân chung toàn quốc (toàn quốc tỷ lệ 0,21%).

Bên cạnh đó, hoạt động Điểm giao dịch tại xã là bước tiến trong cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, tiết giảm chi phí đi lại của người vay. Sau 6 tháng đầu năm, chất lượng hoạt động giao dịch xã toàn tỉnh đạt 93,76 điểm (xếp loại tốt), có 9/9 đơn vị cấp huyện xếp loại tốt.

Cũng theo NHCSXH tỉnh Tây Ninh, nửa đầu năm 2024, thông qua nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã giúp 22.457 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Qua đó, tạo việc làm cho 8.441 lao động; cho 773 sinh viên, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng hơn 24 nghìn công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ xây dựng 10 căn nhà ở xã hội.

Được biết, có được kết quả trên là do Ban đại diện NHCSXH tỉnh Tây Ninh đã thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng tại cơ sở theo kế hoạch đề ra. Các Sở, ngành có liên quan và các đơn vị nhận ủy thác đã phối hợp tích cực với NHCSXH tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về hiệu quả vốn tín dụng chính sách.

Với mạng lưới từ tỉnh đến huyện và hệ thống điểm giao dịch đặt tại UBND các xã, phường, thị trấn; mạng lưới Tổ tiết kiệm vay vốn được thành lập tại các ấp, khu phố đã giúp người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận tín dụng chính sách xã hội thuận lợi, nhanh chóng, tạo sự quản lý chặt chẽ vốn tín dụng chính sách xã hội từ khâu bình xét cho vay, sử dụng vốn đến khâu trả nợ, trả lãi. Quý II năm 2024, doanh số cho vay tín dụng chính sách đạt 712,9 tỷ đồng.

Ngoài ra, NHCSXH tỉnh cũng phối hợp tổ chức “Tuần lễ gửi tiết kiệm, chung tay vì người nghèo”, đến ngày 30/6/2024 kết quả thực hiện huy động đạt 94.213 tỷ đồng.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh cũng đã tích cực chỉ đạo, triển khai dịch vụ Mobile Banking, mở 15.1566 tài khoản Mobile Banking cho khách hàng, góp phần thực hiện chuyển đổi số và cải thiện tiếp cận các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Trong 6 tháng cuối năm, hệ thống NHCSXH Tây Ninh tiếp tục bám sát các chỉ tiêu, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về tín dụng chính sách. Tham mưu việc nhận vốn ủy thác từ ngân sách địa phương, huy động tiền gửi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đơn vị nhận ủy thác. Tăng cường truyền thông tín dụng chính sách xã hội trong nhân dân.

Công Danh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load