(Xây dựng) - Kết quả kinh doanh quý II/2023 của Tập đoàn SCG cho thấy dấu hiệu phục hồi, nhờ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh nền kinh tế khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc tăng trưởng chậm.
Cleanergy là nhà cung cấp kinh doanh điện, năng lượng sạch từ đầu đến cuối, thuộc Tập đoàn SGG. |
Trước sự phục hồi chậm của nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc và khu vực ASEAN, Tập đoàn SCG đã nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh theo hướng giảm chi phí, chuyển đổi sang năng lượng sạch, phát triển các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng cao và các sản phẩm xanh. Cùng với nền kinh tế đang dần phục hồi của Thái Lan, thị trường vật liệu xây dựng cũng cải thiện tại một số thành phố, kết quả kinh doanh khả quan hơn so với quý trước.
Đón đầu sự phục hồi của thị trường, SCG thực hiện 4 chiến lược kinh doanh phù hợp với xu hướng thế giới, cụ thể: Sản xuất hạt nhựa chất lượng cao tại tổ hợp hóa dầu lớn nhất Việt Nam; sản xuất nhựa sinh học từ vụn gỗ bạch đàn có khả năng phân hủy sinh học; cung cấp phương tiện truyền nhiệt từ năng lượng sạch cho các ngành công nghiệp giảm thiểu carbon; tập trung phát triển SCG Decor trở thành thương hiệu số một tại Đông Nam Á.
Theo ông Tanawong Areeratchakul - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty SCG Chemicals (SCGC): Tổng doanh thu của SCGC được cải thiện hơn so với quý trước là nhờ vào sự tăng trưởng doanh số bán polyolefin và chênh lệch giá của một số sản phẩm hóa dầu tăng. Ngoài ra, tổ hợp hóa dầu LSP ở Việt Nam hiện đang thử nghiệm các hệ thống trong nhà máy để phục vụ cho công tác vận hành thương mại.
Ông Tanawong Areeratchakul cho biết thêm: “SCGC đang hợp tác với công ty Avantium N.V (Hà Lan) và IHI (Nhật Bản) để xây dựng nhà máy thí điểm chuyển đổi khí CO2 thành các sản phẩm hóa dầu thân thiện với môi trường và phát triển thành các nguyên liệu thô thay thế khác, dựa trên những nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Điều này sẽ góp phần giảm lượng khí thải CO2 vào khí quyển”.
Trong khi đó, ngành xi măng - vật liệu xây dựng của SCG chịu ảnh hưởng tiêu cực trong các hoạt động kinh doanh cốt lõi (trừ doanh thu của SCG Logistics), bởi sự tăng trưởng chậm của nền kinh tế khu vực ASEAN, tuy nhiên dự kiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo sẽ tăng trở lại.
Trái ngược với ngành xi măng – vật liệu xây dựng, hoạt động Công ty bao bì SCGP cho thấy sự tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ nhờ vào việc triển khai chiến lược quản lý chi phí hiệu quả. Bên cạnh đó, SCGP đang đầu tư phát triển các sáng kiến và giải pháp mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. “Hiện tại, chúng tôi đang phát triển nhựa sinh học từ vụn gỗ bạch đàn cùng với Công ty Origin Materials (Hoa kỳ). Kết quả thử nghiệm đã thành công ở các giai đoạn: Thử nghiệm - tối ưu hóa sản xuất, chúng tôi đang tiến hành giai đoạn 3, bao gồm nhà máy thử nghiệm và lựa chọn đối tác để phát triển công nghệ tiếp theo”, ông Tanawong Areeratchakul chia sẻ.
Sản xuất hạt nhựa chất lượng cao tại Tổ hợp hóa dầu Long Sơn thuộc Tập đoàn SCG. Tổ hợp có tổng vốn đầu tư khoảng 5,4 tỷ USD, quy mô gần 400ha đất tại Bà Rịa – Vũng Tàu. |
Ngoài ra, SCGP đang nghiên cứu và phát triển bao bì thực phẩm tự phân hủy từ gỗ bạch đàn, phù hợp với xu hướng sử dụng bao bì thân thiện với môi trường trong ngành thực phẩm. Điều này làm tăng thêm giá trị của gỗ bạch đàn và lợi ích cho tất cả các bên liên quan, từ khâu trồng đến chế biến gỗ bạch đàn, góp phần vào việc tạo ra nguồn thu nhập bền vững và thân thiện với môi trường.
Kết quả hoạt động chưa qua kiểm toán của SCG trong quý II/2023 doanh thu đạt 85,7 nghìn tỷ đồng (3,7 tỷ đô la Mỹ), lợi nhuận trong kỳ đạt 5,6 nghìn tỷ đồng (238 triệu đô la Mỹ) và lợi nhuận loại trừ các khoản mục bất thường đạt 3,6 nghìn tỷ đồng (154 triệu đô la Mỹ), tăng 14% so với quý trước, chủ yếu là do khối lượng bán polyolefin từ SCGC tăng lên và giảm chi phí năng lượng. |
Yphong
Theo