Thứ năm 07/11/2024 21:33 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Sóc Trăng: Xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương

10:03 | 14/12/2022

(Xây dựng) – Với quyết tâm đạt mục tiêu xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2022, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sóc Trăng đã triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, thiết thực. Theo đó, với sự quan tâm của cả hệ thống chính trị, cùng sự đồng thuận của nhân dân và cộng đồng xã hội từ tỉnh đến cơ sở, công tác xây dựng NTM của tỉnh tiếp tục gặt hái được những kết quả quan trọng.

Sóc Trăng: Xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương
Tuyến đường mẫu đạt giải cao nhất của Hội thi.

Xã Lâm Tân tổ chức thành công Hội thi tuyến đường NTM kiểu mẫu cấp xã năm 2022

Năm 2022, thực hiện Kế hoạch số 18/KH-BCĐSNN ngày 04/3/2022 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sóc Trăng năm 2022, về việc tổ chức Hội thi “Tuyến đường NTM kiểu mẫu” tỉnh Sóc Trăng, năm 2022; Kế hoạch số 14/KH-BCĐ ngày 05/3/2022 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia huyện Thạnh Trị, về việc tổ chức Hội thi “Tuyến đường NTM kiểu mẫu” huyện Thạnh Trị, năm 2022.

Hưởng ứng cuộc thi Tuyến đường NTM kiểu mẫu do tỉnh, huyện phát động. Ngày 24/5/2022, xã Lâm Tân đã ban hành Kế hoạch số 03/KH-BCĐ về việc tổ chức Hội thi “Tuyến đường NTM kiểu mẫu” xã Lâm Tân, năm 2022 với các tiêu chí sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn… Qua đó, có 07/07 ấp đăng ký tham gia, thực hiện 07 tuyến đường kiểu mẫu với tổng chiều dài 5.810m. Nhiều hoạt động ra quân của chính quyền địa phương cùng người dân được tiến hành như: dọn dẹp vệ sinh, trồng hoa kiểng và cây xanh, thực hiện hệ thống đường điện đèn chiếu sáng… nhờ vậy các tuyến đường trở nên sạch đẹp, thông thoáng, người dân đi lại cũng an tâm, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, môi trường nông thôn được cải thiện và sạch đẹp hơn.

Đến ngày 20/10/2022, xã Lâm Tân đã tổ chức chấm điểm và tổng kết Hội thi tuyến đường NTM trên địa bàn cấp xã. Các ấp đã tổ chức thực hiện tốt kế hoạch của xã đề ra và hình thành các tuyến đường mẫu đảm bảo theo tiêu chí sáng – xanh – sạch – đẹp. Đồng thời, UBND xã đã tổ chức trao 07 giải thưởng, gồm: 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba và 04 giải khuyến khích. Trong đó, giải nhất thuộc về ấp Trung Nhất và được đề xuất đăng ký tham gia Hội thi Tuyến đường NTM kiểu mẫu cấp huyện.

An Hiệp thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, phấn đấu về đích NTM nâng cao vào năm 2023

Năm 2022, công tác giảm nghèo tiếp tục được xã An Hiệp quan tâm thực hiện đồng bộ các giải pháp như dạy nghề, tạo việc làm cho lao động nghèo, các chính sách hỗ trợ nhà ở, chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, vận động tặng quà hộ nghèo, hỗ trợ vốn phát triển sản xuất nhằm góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Từ nhiều nguồn vốn ưu đãi, UBND xã An Hiệp đã thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ nhân dân thoát nghèo bền vững. Thực hiện chương trình an sinh xã hội, UBND xã vận động từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm để cấp cho hộ nghèo, cận nghèo, tàn tật, khó khăn, qua đó đã giúp các hộ nông dân nghèo và cận nghèo có thêm điều kiện để sản xuất, vươn lên trong cuộc sống.

Theo đó, xã An Hiệp thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn, đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân hưởng ứng phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau", góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án, chính sách của Nhà nước có liên quan trực tiếp đến giảm nghèo bền vững. Kết quả rà soát đến cuối năm 2022, toàn xã An Hiệp còn 183 hộ nghèo, chiếm 4,32% và 160 hộ cận nghèo, chiếm 3,77%, giảm 3,14% so với cùng kỳ năm 2021.

Thực hiện Chương trình xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, giai đoạn 2 năm 2022, xã An Hiệp được huyện phân bổ 26 căn nhà, đến nay đã xây dựng hoàn thành, đạt 100%. Qua đó giúp hộ nghèo phấn đấu vươn lên, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm. Điển hình hộ chị Kim Ngọc Duyên, ngụ ấp Giồng Chùa A, xã An Hiệp. Chị Duyên là hộ nghèo vừa đăng ký thoát nghèo cuối năm 2022, chị Duyên được hỗ trợ nhà ở trị giá 50 triệu đồng. Hoàn cảnh khó khăn, chị Duyên đơn thân nuôi 2 con nhỏ đi học, với nghề bán bò viên, cá viên chiên chỉ đủ sống qua ngày, trước đây nhà cũ dột nát, chị Duyên không nghĩ rằng có ngày gia đình chị được hỗ trợ nhà ở, sống trong căn nhà khang trang có nơi che mưa nắng, chị vui mừng phấn khởi xúc động vì được sự quan tâm của các ngành các cấp cho gia đình chị.

Bên cạnh đó, thời gian qua xã An Hiệp được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước về con giống, cây trồng để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống. Thực tế cho thấy, nhiều mô hình giảm nghèo trên địa bàn xã đang được bà con nông dân áp dụng có hiệu quả, phù hợp với điều kiện từng gia đình. Trong đó, điển hình dự án mô hình giảm nghèo từ chăn nuôi bò là một trong những chính sách đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, ý nghĩa, góp phần trực tiếp vào kết quả giảm nghèo tại địa phương.

Sóc Trăng: Xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương

Việc triển khai thực hiện nhiều chương trình giảm nghèo một cách tích cực, đúng tiêu chí, đối tượng hưởng thụ, từ nhiều dự án mô hình giảm nghèo đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của người dân giúp các hộ nghèo dần có cuộc sống ấm no, ổn định. Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững đã đem lại kết quả tích cực, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, xã tiếp tục chú trọng gắn với triển khai thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội khác cho người nghèo từng bước vươn lên làm giàu góp sức xây dựng xã An Hiệp đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2023.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi góp phần xây dựng NTM huyện Mỹ Tú

Phong trào "Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" là một trong những phong trào thi đua được các cấp Hội nông dân trên địa bàn huyện Mỹ Tú triển khai thực hiện sâu rộng trong những năm vừa qua. Phong trào đã thực sự tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí, nghị lực vượt khó vươn lên xóa đói, giảm nghèo và làm giàu trong hội viên, góp phần xây dựng NTM ở các địa phương.

Trước hết, có thể thấy, phong trào này đã góp phần khơi dậy ý chí tự lực tự cường, dám nghĩ, dám làm, vượt mọi khó khăn để vươn lên làm giàu trong mỗi hội viên, nông dân. Các hộ nông dân, trong đó có nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mạnh dạn đưa các giống mới, đầu tư mở rộng mô hình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Theo đó, trong năm 2022, Hội Nông dân huyện đã phối hợp thành lập được 16 mô hình về sản xuất theo chuỗi giá trị như: mô hình ủ phân vi sinh tại ấp Tà Ân B (Thuận Hưng), mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của hộ ông Võ Văn Út tại ấp Mương Khai (Mỹ Hương), mô hình phun thuốc bằng máy bay tại ấp Bét Tôn và Đai Úi (Phú Mỹ), mô hình canh tác lúa thông minh theo hướng hữu cơ ấp Phước An B (Mỹ Phước), mô hình nuôi dê sinh sản và dê thịt ấp Phương Bình 2 (Hưng Phú)... Bên cạnh đó, cũng thực hiện được 09 mô hình mới áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất như mô hình trồng ớt sừng bò vàng (lợi nhuận sau khi trừ chi phí trên 50 triệu đồng/1.000m2), mô hình trồng bưởi da xanh áp dụng phun tưới nước tự động, mô hình bom nước, xử lý nước thải bằng hệ thống tự động trong nuôi Ba Ba…

Ông Lâm Mê Rinh – Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Mỹ Tú cho biết: “Để tăng cường liên kết và cùng nhau phát triển, các hội viên nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương hoặc tham gia thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã. Trong năm 2022, đã phối hợp thành lập mới 01 Hợp tác xã và 05 Tổ hợp tác, nâng toàn huyện có 16 Hợp tác xã và 82 Tổ hợp tác; ngoài ra, cũng thành lập mới 08 chi hội và 14 tổ hội nghề nghiệp về trồng trọt, chăn nuôi ở địa phương. Qua đó, kinh tế tập thể đã góp phần quan trọng trong việc tập hợp, đoàn kết nông dân trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao nhận thức và nâng cao vai trò, trách nhiệm của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM”.

Qua bình xét cuối năm, toàn huyện hiện có 9.917 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, cấp xã 8.345 hộ, cấp huyện 1.154 hộ, cấp tỉnh 391 và cấp Trung ương 27 hộ. Đời sống kinh tế phát triển, hội viên nông dân đã tích cực tham gia xây dựng NTM với nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như đóng góp xây dựng và sửa chữa 04 cây cầu, 02km đường nông thôn, hiến tặng hơn 4.300m2 đất cất nhà sinh hoạt cộng đồng… giúp bộ mặt làng quê ngày thêm đổi mới.

Có thể khẳng định rằng, phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” trên địa bàn huyện Mỹ Tú đã phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, có sức lan tỏa mạnh mẽ thực sự là động lực khích lệ hội viên, nông dân phấn khởi, hăng hái thi đua lao động sản xuất. Qua đó, tạo nền tảng phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của huyện và công cuộc xây dựng NTM ở các địa phương.

Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
  • Mê Linh (Hà Nội): Xã Tự Lập - Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Trong thời gian qua, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tự Lập, huyện Mê Linh (Thành phố Hà Nội) đã làm thay đổi toàn diện bức tranh thôn quê. Diện mạo nông thôn nhờ đó khởi sắc về mọi mặt, đời sống tinh thần và vật chất của người dân không ngừng được nâng cao.

  • Nghệ An: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành văn bản yêu cầu các Sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam. Trong đó, phấn đấu mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 1 mô hình chuỗi liên kết du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới.

  • Nghi Lộc (Nghệ An): Xã Nghi Hoa đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Ngày 6/11, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Nghi Hoa, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập xã (1954-2024) và công bố xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

  • Hà Nội: Huyện Gia Lâm đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị

    (Xây dựng) – Trong thời gian qua, huyện Gia Lâm đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu và đầu tư xây dựng huyện thành quận, xã thành phường. Nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng sức, đồng lòng của nhân dân đã tạo nên động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, diện mạo nông thôn và đời sống của người dân thay đổi rõ rệt.

  • Hoài Đức (Hà Nội): Nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, gắn với hoàn thành tiêu chí quận

    (Xây dựng) – Với sự đồng thuận cao về “Chung sức xây dựng nông thôn mới”, sự đoàn kết của cả hệ thống chính trị và nhân dân, đến nay, huyện Hoài Đức đã hoàn thiện hồ sơ trình Trung ương thẩm định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu văn minh đô thị, góp phần hoàn thành các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận.

  • Kỳ Anh (Hà Tĩnh): Bước chuyển mình từ nông thôn mới

    (Xây dựng) - Diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng đồng bộ, hoàn thiện theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế chuyền dịch đúng hướng, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được tăng lên… Bằng nhiều cách làm hay và sáng tạo, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) từng bước chuyển mình trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Xem thêm
  • Mỹ Đức (Hà Nội): Phấn đấu đến năm 2025, An Mỹ trở thành xã nông thôn thông minh

    (Xây dựng) – Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Mỹ Đức, Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các ngành, đoàn thể trong xã An Mỹ thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao. Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã An Mỹ vinh dự được UBND Thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025.

    16:08 | 05/11/2024
  • Nam Định: 96,9% xã, thị trấn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, tỉnh Nam Định có 8 huyện, 1 thành phố; 175 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 146 xã, 15 thị trấn. Đến nay, toàn tỉnh đã có 156 xã, thị trấn, chiếm 96,9% được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, vượt mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU đã đề ra.

    15:13 | 05/11/2024
  • Thừa Thiên – Huế: Công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) - Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa ký Quyết định công nhận xã Lộc Bình, xã Xuân Lộc (huyện Phú Lộc) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

    12:21 | 05/11/2024
  • Hưng Yên: Thêm 9 xã được đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) - UBND tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức họp Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn để thảo luận, bỏ phiếu xét, công nhận các xã đề nghị đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đợt 1 năm 2024.

    23:04 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Tiến Thịnh thay đổi bộ mặt nhờ phát triển nông thôn mới

    (Xây dựng) – Nằm ở cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô, huyện Mê Linh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xã Tiến Thịnh là một điểm sáng, đạt được nhiều thành quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.

    15:46 | 04/11/2024
  • Vĩnh Phúc: Huyện Vĩnh Tường cán đích huyện nông thôn mới năm 2024

    (Xây dựng) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đã đạt các tiêu chí huyện NTM theo quy định của Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 - 2025.

    15:42 | 04/11/2024
  • Hà Nội: Xã Đa Tốn hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

    (Xây dựng) – Xã Đa Tốn là địa phương đầu tiên được công nhận nông thôn mới của huyện Gia Lâm (Hà Nội). Đến nay, xã Đa Tốn như khoác lên mình diện mạo mới, khi hạ tầng kỹ thuật, giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa đã được đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ, giúp bộ mặt nông thôn chuyển biến tích cực, qua đó nâng cao đời sống của nhân dân.

    12:41 | 04/11/2024
  • Hưng Yên: Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu ở xã Đa Lộc

    (Xây dựng) – Vốn là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Ân Thi (Hưng Yên), bằng sự nỗ lực, cố gắng của tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đa Lộc, sự ủng hộ nhiệt tình của người dân, xã Đa Lộc đã và đang hoàn thành các tiêu chí của xã nông thôn mới kiểu mẫu.

    12:38 | 04/11/2024
  • Thanh Oai (Hà Nội): Sẵn sàng đón đoàn của Trung ương về khảo sát thực tế các tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Xác định xây dựng nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và nhân dân huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.

    21:17 | 02/11/2024
  • Long An: Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới

    (Xây dựng) – Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Long An tổ chức Hội nghị nhằm rà soát kết quả thực hiện chỉ tiêu và tiến độ giải ngân các nguồn vốn cho Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) trong năm 2024.

    15:04 | 01/11/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load