Thứ sáu 08/11/2024 01:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Sở Xây dựng Ninh Bình: Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024

08:55 | 20/02/2024

(Xây dựng) – Tiếp nối những kết quả đạt được trong năm 2023, bước sang năm 2024, Sở Xây dựng Ninh Bình phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, ngành Xây dựng không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phương thức lãnh đạo, tập trung kế hoạch, triển khai tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành.

Sở Xây dựng Ninh Bình: Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Một góc đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn.

Phó Giám đốc Sở Xây dựng Ninh Bình Đinh Đức Hữu cho biết, những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Xây dựng trong năm 2024 đó là: Về quy hoạch, kiến trúc tiếp tục tăng cường công tác quản lý quy hoạch đô thị, cảnh quan không gian đô thị. Tăng cường chất lượng thẩm định quy hoạch và hướng dẫn các địa phương tổ chức lập quy hoạch. Hướng dẫn, đôn đốc UBND các huyện, thành phố đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch chung đô thị (quy hoạch chung thành phố Tam Điệp, đô thị Phát Diệm, đô thị Me, đô thị Yên Thịnh, đô thị Yên Ninh và một số đô thị dự kiến thành lập mới) và các quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

Về quản lý hoạt động xây dựng: Tập trung, phối hợp cùng các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện triển khai các công trình, dự án đã duyệt trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 của tỉnh, để đảm bảo tiến độ thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công để các dự án hoàn thành, đạt hiệu quả đầu tư. Tăng cường kiểm tra, tập huấn, phổ biến pháp luật về hoạt động xây dựng cho các chủ thể (đặc biệt là lãnh đạo cấp xã); tập trung kiểm tra và tham mưu cho UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo các tổ chức, cá nhân không đủ năng lực hoạt động hoặc hoạt động yếu kém khi tham gia các công trình, dự án.

Về quản lý phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật: Sở sẽ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định về quản lý chiếu sáng đô thị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; tham mưu UBND tỉnh sửa đổi quy định về cấp giấy phép xây dựng, quản lý trật tự xây dựng và quản lý an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; tham mưu điều chỉnh Chương trình phát triển đô thị tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau khi quy hoạch tỉnh được phê duyệt. Đồng thời, hướng dẫn UBND các huyện trong công tác lập chương trình phát triển từng đô thị, đề án phân loại đô thị; thực hiện thẩm định chương trình phát triển từng đô thị, đề án phân loại đô thị loại V.

Ngoài ra, lập kế hoạch trong công tác kiểm tra công trình theo Giấy phép xây dựng đã cấp. Tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học – thực tiễn “Luận cứ xây dựng Ninh Bình thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng Cố đô Hoa Lư, phát huy các giá trị độc đáo, tiềm năng nổi trội, lợi thế cạnh tranh, sở hữu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, hướng đến mục tiêu năm 2035, tầm nhìn năm 2045”.

Sở Xây dựng Ninh Bình: Xác định nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Năm 2024, Sở Xây dựng Ninh Bình tiếp tục hướng dẫn thực hiện các công tác liên quan đến việc quản lý Nhà nước về giá xây dựng.

Đối với quản lý nhà và thị trường bất động sản: Sở tiếp tục đôn đốc hướng dẫn các đơn vị thực hiện thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về việc thực hiện các chính sách, giải pháp điều tiết và bình ổn thị trường bất động sản trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Lập Kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Ninh Bình năm 2025; thực hiện lựa chọn chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị và nhà ở xã hội để trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

Về quản lý kinh tế và vật liệu xây dựng: Sở Xây dựng tiếp tục hướng dẫn thực hiện các công tác liên quan đến việc quản lý Nhà nước về giá xây dựng. Tổ chức hướng dẫn thực hiện Quyết định số 54/2023/QĐ-UBND tỉnh ngày 29/8/2023 về ban hành Bộ đơn giá nhà cửa, vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Ninh Bình áp dụng để tính giá trị nhà cửa, vật kiến trúc trong công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại tài sản trên đất cho các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là căn cứ pháp lý cho các địa phương thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng.

Cùng với đó, tổ chức tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có yêu cầu phải chứng nhận hợp quy, đồng thời hướng dẫn các đơn vị lập hồ sơ công bố hợp quy theo QCVN 16:2019/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; hướng dẫn, tiếp nhận và thực hiện kiểm tra Nhà nước đối với hàng hóa vật liệu xây dựng nhập khẩu.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load