Thứ sáu 20/09/2024 17:35 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Ngân hàng

Số hóa dịch vụ tài chính, MSB quản trị rủi ro như thế nào?

09:44 | 11/12/2022

(Xây dựng) - Trong 2 năm gần đây, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) đã tăng tốc và triển khai thành công việc số hóa hoàn toàn nhiều sản phẩm, dịch vụ như vay tín chấp khách hàng cá nhân, vay tín chấp và thế chấp khách hàng doanh nghiệp, cấp thẻ tín dụng, bảo hiểm… Bắt nhịp xu hướng chuyển đổi số mạnh mẽ, quản trị rủi ro được xác định là hàng rào phòng thủ quan trọng nhất để ngân hàng vận hành thông suốt, hiệu quả, đồng thời mang tới khách hàng hành trình trải nghiệm trọn vẹn.

Số hóa dịch vụ tài chính, MSB quản trị rủi ro như thế nào?
MSB luôn linh hoạt trong việc nâng cấp quản trị rủi ro.

MSB đã sớm hình thành tư duy về quản trị rủi ro số thông qua việc đưa ra khung quản trị rủi ro với những nguyên tắc, cơ chế để nhận diện rủi ro trọng yếu, nhằm thích ứng linh hoạt với sự gia tăng mạnh mẽ hàm lượng số hóa trong các sản phẩm, dịch vụ. Đến nay, MSB ghi nhận sự dịch chuyển đồng bộ trên nhiều phương diện, bao gồm quản trị rủi ro mô hình, rủi ro gian lận, rủi ro an ninh thông tin, rủi ro dịch vụ ngân hàng số…

Thành lập bộ phận chuyên trách về xây dựng các loại mô hình rủi ro từ 2010 cùng với việc tiếp nhận tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu thế giới, ngân hàng đã làm chủ toàn bộ phương pháp luận và tới nay cũng đang chủ động dịch chuyển từ phương pháp thống kê truyền thống sang phương pháp Machine learning. Để giảm thiểu việc cung cấp hồ sơ của khách hàng và nâng cao trải nghiệm, đồng thời tăng tính chính xác cũng như hiệu quả của mô hình, MSB hướng tới sử dụng nguồn dữ liệu thay thế từ dữ liệu hành vi, lịch sử giao dịch của khách hàng… và triển khai xây dựng các mô hình như xếp hạng tín dụng nhiệm, đoán định thu nhập, nhận diện gian lận ứng dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng. Cụ thể hơn, với tập khách hàng hiện hữu, việc áp dụng các mô hình giúp ngân hàng triển khai thực hiện phê duyệt theo lô, tự động cấp hạn mức cho khách hàng cũng như rà soát tái cấp, tăng hạn mức hoặc bán chéo các sản phẩm tín dụng khác. Đối với các khách hàng mới, MSB đang chuẩn bị hoàn thiện những bước cuối cùng, sẵn sàng triển khai cơ chế phê duyệt chỉ với thông tin căn cước công dân/chứng minh nhân dân ngay đầu năm 2023. Song song với kiểm soát chặt chẽ từ bước phê duyệt, việc kiểm soát khách hàng sau cho vay cũng được ngân hàng thực hiện thông qua các mô hình cảnh báo sớm nhằm nhanh chóng phát hiện các khách hàng rủi ro và có biện pháp sớm trước khi phát sinh quá hạn. Để nâng cao hiệu quả, MSB đã xây dựng khung quản trị rủi ro mô hình và thành lập bộ phận kiểm định mô hình, độc lập với bộ phận phát triển mô hình. Bộ phận kiểm định là tuyến phòng thủ thứ hai, phối hợp cùng kiểm toán nội bộ, tạo nên ba tuyến phòng thủ vững chắc.

Về quản lý rủi ro gian lận trên hành trình số, MSB áp dụng mô hình phễu lọc bốn lớp với nền tảng công nghệ hiện đại, cho phép xác thực đầy đủ thông tin khách hàng nhưng vẫn tiết kiệm tối đa thời gian. Tiêu biểu như với hành trình eKYC, AI cùng chức năng véc – tơ hóa khuôn mặt có thể so sánh, đối chiếu hình ảnh trên giấy tờ và hình ảnh nhận diện thực tế, song song thực hiện quét hệ thống để đưa ra cảnh báo trong trường hợp phát hiện lặp dữ liệu. Ngoài ra, công nghệ Liveliness cho phép kiểm tra thực thể sống, đưa tỷ lệ gian lận sử dụng ảnh chụp thay thế người thật giảm tối đa; hay Logical rules giúp đối chiếu, so sánh tính logic các thông tin trên căn cước công dân của khách hàng. Đối với các giao dịch điện tử, ngân hàng cũng xây dựng những chốt kiểm soát riêng như áp dụng hạn mức giao dịch tối đa/ngày qua kênh số; cơ chế chặn giao dịch rủi ro cao như cá độ, cờ bạc, tiền ảo với tỉ lệ chặn chính xác đạt 100% cùng chuỗi nguyên tắc khác được xây dựng dựa trên thực tế. Đây cũng là nền tảng để MSB đưa ra cơ chế tự chấm điểm gian lận (Fraud Score), hỗ trợ tối đa việc ra quyết định của ngân hàng khi khách hàng tiếp cận sản phẩm số.

Với rủi ro an ninh thông tin, mô hình DevSecOp – “phát triển, bảo mật, vận hành” đang được MSB triển khai với các sản phẩm số, là sự nâng cấp từ mô hình DevOp. DevSecOp sử dụng công cụ tự động hóa để đánh giá bảo mật liên tục, hỗ trợ MSB trong việc phát hiện và khắc phục các lỗ hổng an ninh mạng, bảo vệ tài khoản và thông tin của khách hàng. Các giao dịch tại ngân hàng cũng được đảm bảo bởi cơ chế xác thực đa nhân tố, đồng nghĩa, ngoài tên đăng nhập và mật khẩu, MSB cũng sẽ tự động kiểm tra, và định danh thiết bị đăng nhập trước khi cho phép giao dịch được tiến hành. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng chủ động triển khai các chương trình diễn tập tấn công mạng, hướng tới việc tìm kiếm và phát hiện những tồn tại của hệ thống nếu có, nâng cao khả năng chống chịu trước những rủi ro phát sinh trên môi trường internet.

Từ nền tảng là hệ thống quản trị rủi ro vững chắc, đồng thời giữ vai trò tiên phong ra mắt thị trường những sản phẩm – dịch vụ thuần số, MSB đang hướng đến cơ chế phê duyệt thẳng Straight Through Process (STP) – luồng cho vay không có sự can thiệp của con người. Theo cơ chế này, các quyết định phê duyệt được thực hiện tự động và đưa ra kết quả số lượng lớn khách hàng đạt tiêu chuẩn trong mỗi lần phê duyệt.

Số hóa dịch vụ tài chính, MSB quản trị rủi ro như thế nào?
MSB sẽ tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro.

Với mỗi khách hàng đăng ký, MSB kỳ vọng sẽ tự lựa chọn quy trình phê duyệt phù hợp. Nếu phát hiện rủi ro, hệ thống sẽ chuyển luồng cho tới khi mức độ phù hợp giữa “cái ngân hàng có” và “điều khách hàng cần” đạt mức cao nhất. Nói cách khác, MSB xây dựng STP với mong muốn nâng tỷ lệ số lượng khách hàng có thể vay vốn lên mức tối đa, trong thời gian ngắn nhất.

“Luồng phê duyệt tự động sẽ tiêu chuẩn hóa toàn bộ điều kiện phê duyệt của khách hàng, đồng nghĩa tiêu chí đánh giá là đồng nhất, không có sự phân biệt giữa người này và người kia. Điều này là bước tiến rất lớn so với phê duyệt thủ công, bởi khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm việc vay vốn không bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào mang tính nhận định cá nhân” – đại diện MSB chia sẻ.

Có thể thấy, chuyển đổi số và quản trị rủi ro là quá trình song hành. Trong thời gian tới, để bắt nhịp với tốc độ số hóa ngày càng nhanh, MSB sẽ tiếp tục đầu tư và nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị rủi ro, để kênh này không chỉ là tuyến phòng thủ, mà còn giữ vai trò thúc đẩy kinh doanh của ngân hàng.

Kiến Tài

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
  • Agribank chung sức cùng các địa phương và người dân khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Trước tình cảnh nhiều địa phương đang chịu thiệt hại nặng nề về người và tài sản bởi thiên tai, mặc dù hoạt động của nhiều chi nhánh, phòng giao dịch cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại cơ sở vật chất bởi cơn bão số 3 và mưa, lũ sau bão nhưng với tinh thần tương thân tương ái, phát huy vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp đối với cộng đồng, Agribank triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa, chung tay cùng các địa phương và người dân vượt qua khó khăn, sớm khắc phục thiệt hại, ổn định cuộc sống.

    15:01 | 12/09/2024
  • Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile

    (Xây dựng) - Nắm bắt được nhu cầu tích lũy thông minh và an toàn trên nền tảng số, cũng như hòa mình vào xu thế phát triển công nghệ số của quốc gia, từ ngày 10/9/2024, VietinBank và VietinBank Gold & Jewellery (VGJ) chính thức mang đến giải pháp tài chính số, mở ra trải nghiệm tích lũy bền vững, giao dịch thuận tiện mang tên digiGOLD: Trải nghiệm số - Trọn an tâm.

    11:49 | 12/09/2024
  • Vietbank và “cú đúp” trong ngày khai trương điểm giao dịch thứ 119 – Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An

    (Xây dựng) - Sáng 11/9, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) tổ chức thành công Lễ khai trương điểm giao dịch thứ 119 - Phòng Giao dịch Vietbank Thuận An (Vietbank Thuận An) – Chi nhánh Bình Dương tại thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

    17:00 | 11/09/2024
  • Agribank - Ngân hàng vì sự phát triển của cộng đồng

    (Xây dựng) - Ngoài vai trò là nhà đầu tư lớn của “Tam nông”, Agribank còn là một doanh nghiệp thực hiện xuất sắc trách nhiệm với cộng đồng. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Agribank chú trọng dành nguồn lực cho các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao điều kiện giáo dục, y tế, hạ tầng nông thôn… Nhiều năm liên tiếp, Agribank được vinh danh “Ngân hàng tiêu biểu vì cộng đồng”, khẳng định truyền thống sẻ chia và chiến lược hoạt động kinh doanh góp phần xây dựng một đất nước phồn vinh.

    19:57 | 10/09/2024
  • PVcomBank ra mắt tính năng “Quỹ hội nhóm” trên PVConnect

    (Xây dựng) - Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã triển khai tính năng “Quỹ hội nhóm” trên ứng dụng PVConnect, giúp người dùng dễ dàng theo dõi, quản lý các khoản chi tiêu chung một cách minh bạch, hiệu quả.

    14:10 | 10/09/2024
  • Agribank tổ chức các đoàn công tác nắm bắt tình hình, khắc phục thiệt hại cơn bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 09/9, ngày làm việc đầu tiên sau bão số 3, Agribank tổ chức ngay các đoàn công tác nắm bắt tình hình, thăm hỏi khách hàng vay vốn, động viên cán bộ, người lao động các Chi nhánh tại một số địa phương chịu thiệt hại nặng nề do bão Yagi gây ra.

    10:54 | 10/09/2024
  • Agribank Chi nhánh Đông Long An: Tài trợ 2 tỷ đồng cho Quỹ khuyến học Nguyễn Văn Bộ

    (Xây dựng) - Ngày 8/9, UBND huyện Tân Trụ, tỉnh Long An tổ chức Lễ khánh thành và khai giảng năm học 2024 - 2025 của Trường THCS Nguyễn Văn Bộ. Nhân dịp này, Agribank Chi nhánh Đông Long An tài trợ Quỹ khuyến học Nguyễn Văn Bộ 2 tỷ đồng.

    18:46 | 08/09/2024
  • Agribank – Khát vọng vươn tầm khu vực và thế giới

    (Xây dựng) - Là ngân hàng thương mại duy nhất Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trải qua hơn 36 năm phát triển với những tên gọi khác nhau, nhưng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) luôn gương mẫu đi đầu trong tuân thủ pháp luật, thực thi hiệu quả chính sách tiền tệ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không ngừng khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn; tích cực đồng hành và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, góp phần triển khai có hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

    15:00 | 07/09/2024
  • SeABank liên tục tăng hạng trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”

    (Xây dựng) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) năm thứ 3 liên tiếp nằm trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới 2024” (Top 1000 World Banks 2024) do Tạp chí The Banker bình chọn với xếp hạng thứ 752, tăng 19 bậc so với năm 2023 và tăng 169 bậc so với năm 2022.

    10:34 | 05/09/2024
  • Chuyển tiền quốc tế trên PVConnect, nhận nhiều ưu đãi từ PVcomBank

    (Xây dựng) - Hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, đồng thời gia tăng giá trị trải nghiệm cho khách hàng, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) tiếp tục triển khai nhiều ưu đãi hấp dẫn đối với dịch vụ chuyển tiền quốc tế online trên ứng dụng PVConnect đến hết 31/12/2024.

    10:06 | 04/09/2024
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load