(Xây dựng) – Vừa qua, tại thành phố Cần Thơ, Lễ khánh thành Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ tự động hóa của Siemens. Cùng với Lễ bàn giao gói tài trợ của Siemens cho Đại học Cần Thơ, trong cam kết mạnh mẽ của Siemens về thúc đẩy hỗ trợ cho ngành Giáo dục và Đào tạo kỹ thuật của Việt Nam.
Lễ khánh thành Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ tự động hóa của Siemens, cùng với Lễ bàn giao gói tài trợ của Siemens cho Đại học Cần Thơ. |
Siemens luôn coi giáo dục là một nguồn tài nguyên quý giá trong đó giáo dục thế hệ trẻ đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là trong thời đại kỷ nguyên số. Thông qua sự tham gia vào ngành Giáo dục và đào tạo một cách sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, Siemens cung cấp sự hỗ trợ mạnh mẽ cho các Trường Đại học và các nhân tài nước sở tại nhằm bồi dưỡng thế hệ kỹ sư và những nhà khoa học công nghệ tương lai.
Siemens duy trì hợp tác chặt chẽ với các Trường Đại học và Trường dạy nghề trên khắp Việt Nam trong suốt ba thập kỷ qua. Siemens cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực cao cho cách mạng Công nghiệp 4.0. Trong giai đoạn 2020 – 2021, Siemens tiến hành cung cấp các gói tài trợ phần mềm và phần cứng với trị giá thương mại khoảng 20 tỷ đồng cho bảy Trường Đại học Công nghệ của Việt Nam, một trong số đó là Trường Đại học Cần Thơ.
Theo đó, gói tài trợ thiết bị bao gồm cả phần cứng và phần mềm với tổng giá trị thương mại khoảng 3,5 tỷ đồng được trao để thành lập Trung tâm đào tạo số và chuyển giao công nghệ tại Trường Đại học Cần Thơ qua đó giúp nhà trường hoàn thành nhiệm vụ quan trọng của mình trong vai trò là một cơ sở giáo dục, đào tạo và trung tâm nghiên cứu lớn nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội cho các sinh viên được tiếp cận thực tế với các công nghệ tiên tiến của thế giới, từ đó giúp họ có được những kiến thức và kỹ năng hữu ích cho việc phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Các gói tài trợ khác nhau cũng đã được trao cho sáu Trường Đại học lớn khác trên khắp Việt Nam bao gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Trà Vinh, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long. Tổng giá trị thương mại của dự án tài trợ lần này từ Ban Công nghiệp số của Công ty Siemens tại Việt Nam lên tới khoảng 20 tỷ đồng.
Các phần mềm tiên tiến nhất của Siemens, ví dụ như TIA Portal, và phần cứng, như Simatic Controller, sẽ giúp các Trường Đại học nói trên triển khai đào tạo tốt hơn các môn học điều khiển tự động hóa và số hóa, cũng như tiếp cận gần hơn với các hoạt động thực tế của các Doanh nghiệp và Nhà máy sản xuất hiện nay. Bên cạnh đó, các chuyên gia của Siemens tại Việt Nam sẽ cung cấp sự hỗ trợ liên tục cho các giáo viên và giảng viên để họ có thể cập nhật các công nghệ mới nhất và áp dụng chúng trong công tác giảng dạy trên lớp.
GS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho biết: "Tính đến thời điểm này, có thể nói đây là Trung tâm tự động hóa được tài trợ bởi Siemens với trang thiết bị hiện đại bậc nhất ở Việt Nam. Sự tài trợ từ Tập đoàn Siemens nói chung và Công ty TNHH Siemens Việt Nam nói riêng là cơ hội cho sinh viên và giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ và các đối tác của Siemens thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp cận, khai thác và ứng dụng các công nghệ hiện đại. Điều này sẽ góp phần cho chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng cao hơn nữa”.
“Được công nhận là một trong những Công ty đổi mới sáng tạo nhất và Công ty phần mềm công nghiệp lớn nhất thế giới, tại Siemens chúng tôi không chỉ thu hút và giữ chân nhân tài mà còn có trách nhiệm đóng góp cho nền giáo dục của Việt Nam bằng cách tận dụng kinh nghiệm phong phú và các công nghệ tiên tiến của mình. Chính vì vậy mà dự án tài trợ này được cho là sẽ tạo ra những bước tiến quan trọng trong việc phát triển thế hệ kỹ sư và nhà khoa học của Việt Nam trong tương lai.
Cùng với các sáng kiến hợp tác và tài trợ triển khai trước đây và hiện tại của chúng tôi trong lĩnh vực giáo dục và đạo tạo, dự án này sẽ góp phần đáng kể để chuẩn bị lực lượng lao động Việt Nam có tay nghề cao nhằm hỗ trợ đất nước đi đầu trong công cuộc chuyển đổi số cũng như khai thác tiềm năng của cách mạng Công nghiệp 4.0” TS. Phạm Thái Lai - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Siemens Đông Nam Á và Việt Nam chia sẻ.
Siemens AG (Berlin và Munich) là một Tập đoàn công nghệ toàn cầu, đại diện cho sự xuất sắc về kỹ thuật, đổi mới sáng tạo, chất lượng, độ tin cậy và tính quốc tế trong hơn 170 năm qua. Công ty hoạt động trên phạm vi toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực hạ tầng thông minh cho các tòa nhà và hệ thống năng lượng phân tán, tự động hóa và số hóa trong các ngành Công nghiệp chế biến và sản xuất. Siemens kết hợp thế giới số và thế giới vật chất với nhau nhằm tạo ra lợi ích cho khách hàng và xã hội.
Thông qua Mobility – đơn vị cung cấp hàng đầu các giải pháp giao thông thông minh cho vận tải đường sắt và đường bộ, Siemens góp phần kiến tạo thị trường thế giới trong dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Giữ phần lớn cổ phần trong Công ty niêm yết đại chúng là Siemens Healthineers, Siemens đồng thời là nhà cung cấp công nghệ y tế và dịch vụ y tế số hàng đầu thế giới.
Ngoài ra, Siemen giữ vai trò cổ đông thiểu số trong Siemens Energy - Công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực truyền tải và sản xuất điện năng được niêm yết trên thị trường chứng khoán từ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Trong năm tài khóa 2020, kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2020, Siemens đạt doanh thu 57,1 tỷ Euro và lãi ròng là 4,2 tỷ Euro. Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2020, Công ty có khoảng 293,000 nhân viên trên toàn cầu.
Kim Oanh
Theo