Thứ sáu 20/09/2024 10:37 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

SCP - một trụ cột quan trọng góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050

17:20 | 29/10/2022

(Xây dựng) - Cùng với chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) được xem là một trong những trụ cột quan trọng mà Bộ Công Thương đang triển khai, nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 (COP 26).

scp mot tru cot quan trong gop phan hien thuc hoa muc tieu net zezo vao nam 2050
Doanh nghiệp, cửa hàng sử dụng túi giấy đựng sản phẩm thay cho túi nilon, hộp nhựa.

Phát triển kinh tế tuần hoàn – xu hướng của các quốc gia

Sản xuất và tiêu dùng bền vững hướng tới phát triển kinh tế tuần hoàn trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi nguồn tài nguyên trên thế giới ngày càng cạn kiệt. Nền kinh tế tuần hoàn mở ra một xu thế mới của thời đại, thay thế nền kinh tế tuyến tính. Thách thức đặt ra với nền kinh tế tuyến tính hiện nay chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang cạn kiệt, môi trường ô nhiễm và việc xử lý các chất thải ra môi trường khó khăn. Chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn là một xu thế, một tư duy mới trong thời đại ngày nay.

Tại Việt Nam, kinh tế tuần hoàn (Circular Economy – CE) đã được xác định là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng: “Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.

Trách nhiệm của doanh nghiệp sản xuất phải tiếp cận để xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo mô hình kinh tế tuần hoàn - Nền sản xuất hàng hóa bền vững, tiết kiệm tài nguyên. Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực vào tháng 01/2022 cũng đã khẳng định và đặt cơ sở pháp lý rất cụ thể cho phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thực hiện việc chuyển đổi sản xuất, kinh doanh theo mô hình kinh tế tuần hoàn, từ năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động quốc gia về Sản xuất và Tiêu dùng bền vững tại Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 11/01/2016.

Đáng chú ý, nhằm góp phần thay đổi mô hình sản xuất và mô hình tiêu dùng theo hướng bền vững tại Việt Nam, vào năm 2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu tổng quát Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vữngl là d đến năm 2030: Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế.

Đồng thời, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững. Cũng như tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.

Cụ thể hóa Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững

Đối với Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030, Bộ Công Thương đã tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ từ năm 2021 và đã xây dựng được một số hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho một số ngành, xây dựng được một số mô hình thu hồi, tái chế trong ngành giấy, da giầy, kim loại màu.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng đã tiến hành đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, doanh nghiệp trong việc thực hiện lối sống xanh, sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, thay thế các sản phẩm nhựa bằng các sản phẩm thân thiện môi trường, tổ chức các tọa đàm, phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức cho các đối tượng có liên quan về các hoạt động sản xuất sạch hơn, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, Bộ Công Thương đã triển khai một số mô hình điển hình theo hướng kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Điển hình là xây dựng và triển khai thực hiện mô hình sử dụng thí điểm các dạng năng lượng thay thế; áp dụng mô hình quản lý năng lượng tại các cơ sở công nghiệp hay xây dựng, phổ biến và nhân rộng các mô hình trình diễn thành công về sử dụng năng lượng thay thế trong các cơ sở sản xuất kinh doanh tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cùng với đó, Bộ Công Thương phát triển, triển khai nhân rộng các mô hình trình diễn các dạng năng lượng tái tạo tại chỗ (như mặt trời, khí sinh học…) quy mô công nghiệp; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành; tính toán và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho các ngành công nghiệp, áp dụng xây dựng cho ngành phân bón…

scp mot tru cot quan trong gop phan hien thuc hoa muc tieu net zezo vao nam 2050
Các hệ thống siêu thị đã chuyển đổi sang sử dụng túi phân hủy sinh học.

Sau 2 năm triển khai thực hiện (năm 2020-1021), trên 30 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch hoạt động Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng được 5 hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu cho các ngành triển khai sản xuất và tiêu dùng bền vững.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đã xây dựng được Bộ tiêu chí áp dụng cho các làng nghề thủ công bền vững; xây dựng được bộ bài giảng đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho giảng viên, tuyên truyền viên; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành… Hiện nay, Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vừng giai đoạn đoạn 2021 – 2030.

Mộc Miên

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load