Thứ sáu 20/09/2024 06:44 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Phú Thọ: Lên phương án chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3

15:05 | 06/09/2024

(Xây dựng) - Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Công điện chỉ đạo các Sở, ban, ngành, huyện, thành, thị và Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi, về việc tập trung ứng phó khẩn cấp với bão số 3 (bão Yagi).

Phú Thọ: Lên phương án chủ động ứng phó khẩn cấp với cơn bão số 3
Dự báo hướng đi, vùng ảnh hưởng bão Yagi.

Theo đó, yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi tạm dừng các cuộc họp không thật sự cấp bách; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời công tác phòng ngừa, ứng phó với bão số 3 với tinh thần chủ động cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Khẩn trương chỉ đạo rà soát toàn bộ các nội dung, phương án chuẩn bị ứng phó với thiên tai trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với diễn biến cơn bão số 3 và điều kiện thực tế; đặc biệt là phương án ứng phó với mưa lũ lớn, ngập úng, lũ quét, sạt lở đất, theo phương châm “bốn tại chỗ” theo nhiệm vụ, thẩm quyền được giao, không để bị động, bất ngờ.

Chỉ đạo cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) cấp huyện, tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác thường trực, trực ban; theo dõi sát thông tin dự báo, cảnh báo, diễn biến tình hình bão, mưa, lũ trên địa bàn, kịp thời thông tin cảnh báo đến các xã, phường, thị trấn và người dân để chủ động phòng, tránh, ứng phó.

Triển khai ngay lực lượng xung kích khẩn trương kiểm tra, rà soát các khu vực trọng điểm, xung yếu, khơi thông dòng chảy, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ giờ đầu. Chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, kiên quyết không để người dân ở lại khu vực nguy hiểm khi bão ảnh hưởng trực tiếp và mưa lũ lớn.

Rà soát, bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông tại các ngầm tràn, khu vực ngập lụt, chia cắt, khu vực bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không đảm bảo an toàn sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ” để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.

Chủ động vận hành, điều tiết nước và triển khai phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ chứa và hạ du; đặc biệt là các tuyến đê xung yếu, các cống dưới đê bị sự cố, các hồ chứa lớn, các hồ chứa đã đầy nước, hồ chứa xung yếu, công trình đang thi công.

Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo dõi chặt chẽ diễn biến và dự báo thời tiết, thiên tai trên địa bàn tỉnh để triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện của Thủ tướng Chính phủ, đảm bảo công tác chỉ đạo phải thường xuyên, kịp thời, sát với thực tế và phù hợp với từng cấp độ rủi ro thiên tai.

Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc UBND các huyện, thành, thị kiểm tra, rà soát các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa xung yếu, xuống cấp, các khu vực có nguy cơ sạt lở; chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị để xử lý các tình huống có thể xảy ra.

Chỉ đạo Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh tổ chức thực hiện nghiêm túc công tác trực ban, theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai và tổng hợp, báo cáo theo quy định; kịp thời thông tin, cảnh báo thiên tai đến các địa phương và người dân để chủ động phòng tránh; đề xuất, báo cáo UBND, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh chỉ đạo, giải quyết đối với các tình huống phát sinh.

Thủ trưởng các Sở, ban, ngành khác và các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh; các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo, diễn biến thời tiết, chủ động triển khai các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để tổ chức ứng cứu khi có yêu cầu.

Kim Hương

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load