Thứ bảy 05/10/2024 06:50 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Nông thôn mới

Phong Điền (Cần Thơ): Diện mạo nông thôn khởi sắc bắt đầu từ công cuộc xây dựng nông thôn mới

17:59 | 07/12/2023

(Xây dựng) – Huyện Phong Điền (thành phố Cần Thơ) với diện tích tự nhiên 12.525ha, chia theo đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn và 06 xã với 75 ấp. Dân số toàn huyện là 97.478 người, trong đó khu vực nông thôn 68.235 người. Huyện có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng và hệ thống sông ngòi chằng chịt, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và phát triển lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Sau hơn 10 năm quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc. Đến nay, huyện có 06/06 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 100%.

Phong Điền (Cần Thơ): Diện mạo nông thôn khởi sắc bắt đầu từ công cuộc xây dựng nông thôn mới
Huyện nông thôn mới Phong Điền.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới huyện nông thôn mới huyện Phong Điền đã nhiều đổi thay. Hôm nay, đến các trung tâm xã của huyện Phong Điền, xe 04 bánh, 02 bánh có thể bon bon trên các con đường trải nhựa uốn lượn ven sông rạch và bên những vườn cây ăn trái sum suê trĩu quả của vùng quê thanh bình thật thú vị.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Phong Điền cho biết huyện Phong Điền có 06/06 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, đạt tỷ lệ 100%. Trong đó, 05 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018 - 2020 (gồm các xã: Tân Thới, Mỹ Khánh, Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Giai Xuân); 01 xã (xã Trường Long) đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.

Qua Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội huyện Phong Điền tiếp tục đã và đang được đầu tư xây dựng hoàn thiện như: hệ thống giao thông, thủy lợi, điện nông thôn... tiếp tục được đầu tư cải tạo, nâng cấp phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, dân sinh; cơ sở vật chất trường học, văn hóa, y tế được quan tâm đầu tư xây dựng; nhà văn hóa, các di tích lịch sử, văn hóa được trùng tu tôn tạo; thông tin bưu chính phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa tinh thần cho người dân.

Bên cạnh đó, huyện tổ chức triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” trên địa bàn huyện Phong Điền năm 2023. Đến nay, huyện có 06 sản phẩm được cấp thành phố chứng nhận đạt 4 sao, gồm: Sản phẩm OCOP sợi sấy thăng hoa Đông Trùng Hạ Thảo Agrimush, sản phẩm Sầu riêng Tân Thới, Vú sữa Bơ hồng, Vú sữa Lò Rèn, Bánh hỏi mặt võng Út DZách. Đồng thời, hướng dẫn cho 12 sản phẩm nông sản quảng bá và tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử “chonongsancantho.vn”.

Phong Điền (Cần Thơ): Diện mạo nông thôn khởi sắc bắt đầu từ công cuộc xây dựng nông thôn mới
Xã nông thôn mới nâng cao Mỹ Khánh

Đồng thời huyện Phong Điền, chú trọng, khuyến khuyến và hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, huyện cũng hướng đến sự đa dạng các loại ngành nghề trên địa bàn với các lợi thế sẵn có của địa phương. Huyện đã và đang đẩy mạnh việc phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, đặc biệt là kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp và du lịch sinh thái, du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh… Hiện nay, toàn huyện có khoảng 65 điểm tham quan di tích và du lịch. Trong đó, điểm tham quan du lịch là 48 điểm, hàng năm thu hút trên 1,5 triệu/năm lượt khách tham quan.

Ông Nguyễn Trung Nghĩa - Chủ tịch UBND huyện Phong Điền cho biết: Trước khi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đời sống của người dân khu vực nông thôn còn nhiều khó khăn, mức hưởng thụ về vật chất và tinh thần còn thấp so với mặt bằng chung của thành phố, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, sản xuất kém phát triển. Thu nhập bình quân đầu người toàn huyện chỉ đạt 20,5 triệu đồng, riêng các xã xây dựng nông thôn mới đạt 20,4 triệu đồng/người/năm (năm 2011).

Vì vậy, huyện Phong Điền xác định xây dựng nông thôn mới là giải pháp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn, là điều kiện để xây dựng huyện trở thành “đô thị sinh thái”. Cuối năm 2010, huyện triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn 06 xã, trong đó xã Mỹ Khánh được chọn là xã điểm chỉ đạo của thành phố.

Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện ước còn 0,32% (92 hộ) và thu nhập bình quân đầu người năm 2023, tiếp tục được cải thiện, ước đạt 75,1 triệu đồng/người/năm, tăng 54,7 triệu đồng/người/năm so với năm 2010.

“Nhìn chung, công tác xây dựng và nâng chất các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu trên địa bàn luôn luôn được huyện quan tâm thực hiện và đạt được một số kết quả đáng khích lệ như: Diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc; kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà văn hoá… được quan tâm đầu tư từng bước đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh. Sản xuất phát triển theo hướng hàng hóa, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ngày càng được củng cố; cảnh quan, môi trường nông thôn dần được cải thiện. Đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng được nâng lên”, Chủ tịch Nguyễn Trung Nghĩa nói.

Văn phòng Điều phối nông thôn mới huyện Phong Điền cho biết năm 2024, huyện Phong Điền tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao trên địa bàn các xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng từ 1 - 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2024 - 2025. Hoàn thành xây dựng huyện Phong Điền đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024.

Phong Điền (Cần Thơ): Diện mạo nông thôn khởi sắc bắt đầu từ công cuộc xây dựng nông thôn mới
Du khách nước ngoài tham quan trải nghiệm hủ tiếu Sáu Hoài-Phong Điền.

Tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất và nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả; phát triển các hình thức liên kết sản xuất với doanh nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, an toàn và bền vững nhằm nâng cao thu nhập cho người dân góp phần nâng cao các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao hướng tới kiểu mẫu.

Huy động mọi nguồn lực để xây dựng hoàn thiện, nâng chất lượng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn, nhất là các công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh như: Đường giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất, xây dựng cảnh quan môi trường, xử lý rác thải, giáo dục, y tế, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội gắn với xây dựng đời sống văn hóa mới ở nông thôn…

Huỳnh Biển

Theo

Cùng chuyên mục
  • Nghệ An: Thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024

    (Xây dựng) - Sáng 3/10, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Hội nghị thẩm tra huyện Nam Đàn đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao năm 2024.

  • Thanh Hóa: Công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới

    (Xây dựng) – UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 3942/QĐ-UBND về việc công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024 cho các xã trên địa bàn tỉnh.

  • Tân Phước (Tiền Giang): Xã Hưng Thạnh nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

    (Xây dựng) - Trong những năm gần đây, xã Hưng Thạnh (huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang) đã tạo dựng được nhiều thành tựu đáng kể trên con đường xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau khi xuất sắc đạt chuẩn NTM vào cuối năm 2020, xã đã không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, đặt quyết tâm cao độ trong việc trở thành xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2024.

  • Tam Dương (Vĩnh Phúc): Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

    (Xây dựng) - Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trên địa bàn huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) đã phát huy vai trò nòng cốt, tích cực xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

  • Tây Sơn (Bình Định): Phát triển nông thôn mới một cách bền vững

    (Xây dựng) – “Huyện Tây Sơn, Bình Định từ một vùng đất nghèo, có địa hình phức tạp, không được thuận lợi nhưng đã xây dựng được 14/14 xã đạt 100% xã nông thôn mới. Đây là một thắng lợi bước đầu nhưng hết sức to lớn, đánh dấu một kỳ tích của huyện”, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh tại buổi lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023.

  • Sơn La: Yêu cầu cao hơn về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

    (Xây dựng) - Thời gian qua, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh Sơn La tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện khá đồng bộ, được đông đảo nhân dân quan tâm, đồng tình hưởng ứng, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load