Thứ sáu 20/09/2024 14:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Phê duyệt Đề án công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Vân Đồn đạt tiêu chí đô thị loại III

09:37 | 09/09/2023

(Xây dựng) - Mới đây, UBND huyện Vân Đồn ra văn bản quyết định phê duyệt Đề cương Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt tiêu chí đô thị loại III.

Phê duyệt Đề án công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Vân Đồn đạt tiêu chí đô thị loại III
UBND huyện Vân Đồn vừa phê duyệt Đề án công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Vân Đồn đạt tiêu chí đô thị loại III.

Theo Điều 1 Quyết định, UBND huyện Vân Đồn phê duyệt Đề cương Đề án đề nghị công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đạt tiêu chí đô thị loại III với phạm vi lập Đề án đề nghị bao gồm toàn bộ phạm vi ranh giới diện tích huyện Vân Đồn, diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng 2.171,33km2. Trong đó, diện tích đất tự nhiên là 581,83km2; với 12 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn Cái Rồng và 11 xã (Đông Xá, Hạ Long, Đoàn Kết, Quan Lạn, Minh Châu, Đài Xuyên, Bình Dân, Vạn Yên, Bản Sen, Thắng Lợi và Ngọc Vừng). Dân số toàn huyện là 49.046 người.

Khu vực nội thị dự kiến (Đã được công nhận đô thị loại IV theo Quyết định số 973/QĐ-BXD ngày 21/8/2015 của Bộ Xây dựng) gồm: Thị trấn Cái Rồng và các xã Đông Xá, Hạ Long với diện tích 51,33km2; dân số thường trú 32.278 người.

Khu vực ngoại thị: Gồm 9 xã (Đoàn Kết, Quan Lạn, Minh Châu, Đài Xuyên, Vạn Yên, Ngọc Vừng, Bản Sen, Thắng Lợi và Bình Dân) với diện tích 532,6km2; dân số thường trú 16.768 người.

Phê duyệt Đề án công nhận khu vực dự kiến thành lập thành phố Vân Đồn đạt tiêu chí đô thị loại III
Sân bay Quốc tế Vân Đồn - mở cánh cửa đưa Quảng Ninh ra thế giới.

Nội dung của Đề án bao gồm các nội dung chính cần thực hiện: Lý do và sự cần thiết; Khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển huyện Vân Đồn.

Bên cạnh đó, UBND huyện Vân Đồn đã đánh giá hiện trạng phát triển đô thị của huyện Vân Đồn và chất lượng công trình hạ tầng. Trên cơ sở hiện trạng các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị, đối chiếu so sánh chúng với các tiêu chuẩn quy định cho mỗi loại đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 và Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH15 ngày 21/9/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị về việc quy định tiêu chuẩn của các tiêu chí phân loại đô thị và phương pháp tính điểm với 05 tiêu chỉ và cụ thể hóa bằng 63 tiêu chuẩn.

Trong đó, tiêu chí số 1 là vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển KTXH gồm 8 tiêu chuẩn (Tiêu chuẩn vị trí, chức năng, vai trò: Cân đối thu chi ngân sách; Thu nhập bình quân đầu người/tháng so với cả nước; Tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ; Mức tăng trưởng kinh tế trung bình 3 năm gần nhất; Tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm trên địa bàn so với cả nước; Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều và tỷ lệ tăng dân số hàng năm.

Tiêu chí 2 là Quy mô dân số với 2 tiêu chuẩn (Dân số toàn đô thị và Dân số khu vực nội thị). Tiêu chí 3 là mật độ dân số có 2 tiêu chuẩn (Mật độ dân số toàn đô thị và Mật độ dân số trên diện tích đất xây dựng) và tiêu chí 4 - tỷ lệ lao động phi nông nghiệp có 2 tiêu chuẩn (Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành, nội thị).

Tiêu chí 5 để đánh giá là trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị gồm 49 tiêu chuẩn; trong đó nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng xã hội có 10 tiêu chuẩn); Nhóm các tiêu chuẩn về hạ tầng kỹ thuật có 13 tiêu chuẩn; Nhóm các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường có 10 tiêu chuẩn; Nhóm các tiêu chuẩn về kiến trúc, cảnh quan đô thị có 7 tiêu chuẩn và nhóm các tiêu chuẩn về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan khu vực ngoại thành, ngoại thị có 9 tiêu chuẩn.

Theo Quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt, đến năm 2025, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính với 13 đô thị. Trong đó, 12 đô thị vẫn giữ nguyên phân loại như hiện tại, riêng Vân Đồn sẽ được đưa từ đô thị loại IV lên loại III.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load