Thứ sáu 20/09/2024 11:15 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Phát triển không gian công cộng cần sự đồng bộ

19:00 | 27/02/2023

(Xây dựng) – Cùng với quá trình đô thị hóa, sự gia tăng dân số khiến cho các đô thị lớn ở nước ta cần tập trung đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng nhiều khu nhà mới, phát triển hạ tầng giao thông, vui chơi văn hóa giải trí… phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị. Tuy nhiên, trong khi nhiều khu chung cư cao tầng mọc lên thì các không gian công cộng lại bị thu hẹp dần khiến cho cuộc sống tại các đô thị vốn chật chội nay càng trở nên ngột ngạt hơn. Điều này cho thấy, việc phát triển không gian công cộng cần phải được đồng bộ với quy hoạch.

Phát triển không gian công cộng cần sự đồng bộ
TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm.

Với tốc độ thị hóa như hiện nay, tại các đô thị lớn ở Việt Nam đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, việc phát triển không gian công cộng chưa thực sự được quan tâm, đầu tư quản lý như một dự án riêng biệt. Do đó, tỷ lệ không gian công cộng ở đô thị chỗ thiếu, chỗ thừa. Với các địa phương càng xa vùng lõi trung tâm thì mật độ không gian công cộng càng bị loãng, thậm chí không có không gian công cộng. Ngay như tại Hà Nội, một trong những không gian công cộng lớn nhất của Thủ đô đó là khu vực phố đi bộ Hồ Gươm thu hút sự quan tâm của rất nhiều người dân tới vui chơi vào dịp cuối tuần. Tuy nhiên, nơi đây thường xuyên tổ chức các sự kiến lớn khiến lượng người đổ về trở nên quá tải, diện tích thì không thay đổi dẫn đến việc người dân ken cứng. Điều này cho thấy thiếu hụt nghiêm trọng không gian công cộng tại một đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội.

Không gian công cộng tại các chung cư cao tầng có vai trò quan trọng trong việc kết nối cộng đồng, nâng cao chất lượng sống của cư dân. Tại nhiều dự án nhà ở, chung cư cao tầng, dù được điều chỉnh quy hoạch nhiều lần nhưng không gian sinh hoạt công cộng, sân chơi, khuôn viên cây xanh… gần như vắng bóng. Lý giải điều này, nhiều chuyên gia cho rằng: Mật độ xây dựng khi phê duyệt các dự án chung cư cao tầng, nhà ở đều lấy ở mức tối đa. Phần còn lại sau xây dựng công trình chỉ đủ cho đất giao thông nội bộ và vỉa hè. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng, một số chủ đầu tư xin điều chỉnh dự án theo hướng giảm không gian chung, tăng số tầng mà ít khi lấy lại ý kiến cộng đồng, mặc dù đó là một trong những quy định bắt buộc, dẫn đến thiếu hụt không gian công cộng.

Bà Hoàng Vân Phương, cư dân tại chung cư Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: Khu vực Linh Đàm tập trung rất nhiều tòa chung cư, chưa kể các biệt thự, nhà liên kề. Mật độ dân cư đông như vậy nhưng không gian công cộng sinh hoạt chung tại đây thiếu hụt trầm trọng. Đặc biệt là các không gian xanh, không gian cho các hoạt động chung của cư dân.

TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nhận định: “Các công trình cao tầng có chức năng tổng hợp thường “nặng” về kinh doanh mà ít chú trọng về không gian sinh hoạt công cộng. Trong phương án kinh doanh thường xác định chủ đầu tư có quyền sử dụng hoặc cho thuê các không gian công cộng này. Do đó, tại nhiều khu đô thị, các siêu thị mọc lên ngay trên diện tích đất vốn thuộc mục đích sử dụng công cộng”.

Đồng quan điểm nhiều chuyên gia cho rằng: Hiện nay, tại các khu chung cư cao tầng được xây dựng theo lối xen cấy trong đô thị đều thiếu đất dành cho không gian dùng chung của cư dân. Theo quy chuẩn hiện nay, để giúp cho không gian công cộng tại chung cư cao tầng phát huy đúng hiệu quả thì cần giám sát chặt chẽ. Và đặc biệt khi phê duyệt cấp phép xây dựng cần có quy định cụ thể để có chỗ cho không gian công cộng.

Phát triển không gian công cộng cần sự đồng bộ
Một góc không gian xanh tại khu chung cư.

Bàn về giải pháp từ các quy chuẩn kỹ thuật, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng ban hành QCVN 01:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng đã có sự điều chỉnh so với các quy định trước đây, như đất cây xanh sử dụng công cộng trong đơn vị ở tối thiểu đạt 2m2/người. Mỗi đơn vị ở phải có tối thiểu một công viên, vườn hoa với quy mô tối thiểu là 5.000m2 và bảo đảm cho các đối tượng dân cư trong đơn vị ở tiếp cận sử dụng. Trong các nhóm nhà ở phải bố trí vườn hoa, sân chơi với bán kính phục vụ không lớn hơn 300m… Tuy nhiên, trên thực tế, từng địa phương lại áp dụng khác nhau trong quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, do đây cũng là những quy định mới nên việc áp dụng còn chưa được triệt để, rất cần có sự kiểm tra, giám sát, xử lý nếu có vi phạm.

“Đây là vấn đề nóng, khung pháp lý có nhưng chưa đồng bộ và đây là một vấn đề người dân rất quan tâm. Bởi vì hiện nay tại các khu đô thị người dân đang thực sự thiếu vắng không gian công cộng, không gian xanh cho cư dân”, TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm nói.

Đã đến lúc phải nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của vườn hoa, sân chơi khu dân cư trong quy hoạch đô thị. Các cơ quan chức năng cần giám sát chặt chẽ kèm theo đó là các quy định bắt buộc chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các hạng mục liên quan đến không gian công cộng cho cư dân như sân chơi, cây xanh. Bên cạnh đó việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trước khi phê duyệt dự án lần đầu, cũng như các lần điều chỉnh sau đó; việc công khai thông tin quy hoạch chi tiết dự án tại khu dân cư một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời cho người dân biết cũng có ý nghĩa quan trọng để bảo đảm chất lượng sống cho chính các cư dân.

Đặng Ngân

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load