Thứ tư 13/11/2024 07:58 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc

11:37 | 11/07/2024

(Xây dựng) - Ngôi trường bên đồi đẹp như mơ ở Hòa Bình với lối kiến trúc mở, tạo sự ngạc nhiên bền vững, giúp trẻ học tập, khám phá, sáng tạo và trải nghiệm liên tiếp bất ngờ, thú vị… đó là ngôi trường hạnh phúc mang tên Hệ thống giáo dục Dạ Hợp.

Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc
Bà Vũ Thị Hợp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại Dạ Hợp - Người khai sinh mô hình Giáo dục Dạ Hợp trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ GS.TS Kazuo Ueda - Chủ tịch Hiệp hội sáng kiến tài chính tư nhân Nhật Bản về mô hình Hệ thống giáo dục Nhật bản hiện nay. (Ảnh chụp tại thành phố Hòa Bình tháng 02/2020)

Không gian mở, giúp trẻ khám phá, trải nghiệm

Nằm trong khuôn viên hơn 10.000m2, ngôi trường là tác phẩm kiến trúc của KTS Hoàng Thúc Hào, được lấy cảm hứng từ trò chơi “Rồng rắn lên mây” và hoa văn trên chiếc khăn đội đầu của người con gái Mường.

Chia sẻ về cảm hứng thiết kế trường DHE (viết tắt của Hệ thống giáo dục Dạ Hợp), KTS Hoàng Thúc Hào cho biết: “Lấy cảm hứng từ nhịp điệu nhấp nhô của núi đồi Hòa Bình, cộng sinh với bối cảnh văn hóa, con người bản địa; chúng tôi chủ trương kiến trúc là tạo ra sự ngạc nhiên bền vững. Tất cả các góc trong trường Dạ Hợp đều khác nhau, không trùng lặp. Trong suốt quãng đời đi học, các con sẽ thỏa chí tò mò, khám phá những bất ngờ, thú vị và khác biệt… Trẻ con vừa học vừa chơi, vừa quan sát núi đồi, cảnh vật quê hương, đó là dạng “kỷ niệm chậm”, từ từ đi vào tiềm thức các em, trở thành tình yêu quê hương, đất mẹ - nơi mình trưởng thành”.

Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc
Theo KTS Hoàng Thúc Hào, lấy cảm hứng từ nhịp điệu nhấp nhô của núi đồi Hòa Bình, cộng sinh với bối cảnh văn hóa, con người bản địa; chúng tôi chủ trương kiến trúc là tạo ra sự ngạc nhiên bền vững.

Tổng thể ngôi trường vô cùng sinh động với không gian đa dạng thú vị, thiết kế tập trung vào sự vận động với các khối học đan cài theo nhịp điệu, kết nối bằng lớp hành lang cầu có mái che, thuận tiện di chuyển và an toàn. Trường gồm nhiều không gian đa năng: Phòng học, phòng thực hành, phòng năng khiếu, nhà hát, bể bơi 4 mùa, khu vận động, vườn thủy sinh… đan xen với sân chơi và thảm cỏ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện của học sinh.

Trục chính theo hướng Bắc - Nam tận dụng, tối ưu hóa thông gió, chiếu sáng tự nhiên. Công trình có mái lợp sinh thái nhiều màu cách nhiệt, chống ồn, kết hợp với máng thu nước mưa, tận dụng tưới cây trong sân trường. Lớp lam che nắng mặt chính hướng Nam; ban công với khe thoáng ở hướng Tây và Tây Bắc che nắng, che gió hiệu quả; gạch không nung giảm thiểu sự truyền nhiệt, tăng hiệu quả tiêu âm, giảm tiếng ồn.

Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc
Trường có cả thư viện xanh, góc đọc sách lý tưởng và yêu thích của nhiều bạn học sinh.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng - Chủ tịch HĐQT Hệ thống giáo dục Dạ Hợp, trực thuộc Công ty CP Thương mại Dạ Hợp cho biết: Ngôi trường thiết kế theo hướng mở, với phần trung tâm là giếng trời khổng lồ, như một lá phổi xanh. Hình thái kiến trúc hoà hợp với địa hình đồi núi xung quanh. Những lát cắt về văn hoá như chiếc khăn sặc sỡ của cô gái Mường được đưa một cách khéo léo vào phần mái trường. Một số vị lãnh đạo các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản khi ghé thăm ngôi trường đã thốt lên: “Không gian mở tạo nên tư duy mở và tư duy mở chính là tư duy của những nhà lãnh đạo”.

Đưa Steam lên núi, giáo dục bằng tình yêu thương

Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, ngoài không gian mở, sự khác biệt ở Hệ thống giáo dục Dạ Hợp so với các trường khác ở địa phương là chương trình do Hệ thống tự phát triển dựa trên chân dung học sinh của Hệ thống giáo dục Dạ Hợp. Ngoài kế thừa chương trình học của trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã được phụ huynh Hà Nội tin tưởng, học sinh của Hệ thống giáo dục Dạ Hợp được theo học chương trình đúng chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, học chương trình tiếng Anh nâng cao, chương trình STEM, chương trình phát triển thể chất, nghệ thuật, kỹ năng sống…

Tại Hệ thống giáo dục Dạ Hợp, bên cạnh các tiết học tiếng Anh hàng ngày với giáo viên Việt Nam, giáo viên nước ngoài; những giờ trải nghiệm tiếng Anh hàng tháng với yêu cầu sử dụng 100% tiếng Anh buộc các con phải vận dụng khả năng giao tiếp tiếng Anh; hoạt động dã ngoại với giáo viên nước ngoài được lồng ghép, giúp các con áp dụng kiến thức vào thực tế. Tại Hệ thống giáo dục Dạ Hợp, tiếng Anh là một ngôn ngữ, giống như tiếng Việt, bởi khi trẻ nói càng nhiều, năng lực ngôn ngữ phát triển là tất yếu.

Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc
Ông Nguyễn Mạnh Dũng - Chủ tịch HĐQT cùng học sinh trong ngày khai trường.

STEM là phương pháp giáo dục mới, tích hợp các môn khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học. Hệ thống giáo dục Dạ Hợp chủ động xây dựng chương trình STEM một cách bài bản và thống nhất giữa các cấp học. Ở lứa Mầm non là chương trình Eco STEM để các con làm quen, có nhận thức đầu tiên về việc sống thân thiện và gần gũi với môi trường. Ở các cấp học phổ thông, chương trình STEM là kết quả của sự hợp tác với những đối tác hàng đầu về STEM tại Việt Nam để xây dựng chương trình giáo dục chuyên sâu dành cho học sinh của Hệ thống giáo dục Dạ Hợp.

Nhằm phát triển kỹ năng sống, Hệ thống giáo dục Dạ Hợp xây dựng các hoạt động liên tục cho học sinh, thông qua các sự kiện và trải nghiệm. Mỗi tháng, mỗi tuần, học sinh được tạo điều kiện để trở thành những người tổ chức.

“Đội ngũ giáo viên nhiệt huyết là sự kết hợp hài hoà giữa kinh nghiệm và sức trẻ. Điều đặc biệt, chúng tôi vừa có kinh nghiệm và nguyên tắc, vừa có sự xả thân và sáng tạo. Khi mỗi người đều có cơ hội phát huy thế mạnh của mình, chúng ta sẽ có một tập thể lý tưởng, có thể vượt qua mọi khó khăn, thách thức. Giáo viên giảng dạy tại trường đều có năng lực sư phạm vững chắc, tốt nghiệp khá giỏi các trường đại học chuyên ngành; đội ngũ giáo viên tiếng Anh đến từ các nước Anh, Mỹ, Australia, New Zealand”, ông Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh.

Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc
GS.TS Kazuo Ueda – Chủ tịch Hiệp hội sáng kiến tài chính tư nhân Nhật Bản trắc nghiệm học sinh Hệ thống giáo dục Dạ Hợp.

Không gì khách quan, thuyết phục trong đánh giá chất lượng trường hơn sự ghi nhận của phụ huynh và học sinh. Các con thích đi học, phụ huynh giới thiệu phụ huynh; kết quả được ghi nhận không chỉ ở các giải thưởng cấp tỉnh hay thành phố, mà còn ở kỹ năng của học sinh, tác phong đi đứng, nói năng và quan trọng không làm mất đi sự vô tư, hồn nhiên của trẻ.

Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, sau tất cả, không phải là ngoại ngữ hay kỹ năng, không phải công nghệ thông tin hay tài hùng biện, phát triển những con người hoàn thiện với tiềm năng vốn có và riêng có mới là đích đến sau cùng của giáo dục. Vậy nên, chân lý hay cách làm giáo dục của Hệ thống giáo dục Dạ Hợp có thể nói ngắn gọn trong 4 chữ của Bác Hồ mà chúng tôi đặt trang trọng ngay ở lối vào của Hệ thống, đó là: Học để làm người.

Ngôi trường xây dựng bằng lòng biết ơn

Từ một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, bất động sản, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, Dạ Hợp đầu tư vào lĩnh vực giáo dục. Theo bà Vũ Thị Hợp - Chủ tịch Công ty CP Thương mại Dạ Hợp, Công ty mẹ của Hệ thống giáo dục Dạ Hợp: “Công ty CP Thương mại Dạ Hợp có được ngày hôm nay, bên cạnh nỗ lực tự thân, thì có phần không nhỏ đến từ mảnh đất và con người Hoà Bình, đã nuôi dưỡng và giúp chúng tôi phát triển. Làm giáo dục chính là một cách để Dạ Hợp đáp lại cái ơn đó”.

Nơi ươm “những mầm xanh” vùng Tây Bắc
Giá trị biết ơn là một trong những phẩm chất được chú trọng nhất tại Hệ thống giáo dục Dạ Hợp.

Để làm giáo dục một cách thực chất, tạo dựng nền móng vững chắc cho tương lai, đòi hỏi sự đầu tư không nhỏ, trong thời gian dài. Phải mất hơn 10 năm, kể từ khi doanh nghiệp hình thành, Dạ Hợp mới chính thức bước chân vào giáo dục, như một cách để trả ơn xã hội và cộng đồng, mục tiêu tạo ra những nhân tài tương lai, với mức chi phí phù hợp với thị trường của một tỉnh còn nhiều khó khăn như Hoà Bình.

“Nếu xét về bài toán đầu tư thì không hề khôn ngoan; nhưng nếu xét ở khía cạnh “uống nước nhớ nguồn” thì hết sức đúng đắn. Giá trị biết ơn là một trong những phẩm chất được chú trọng nhất tại Hệ thống giáo dục Dạ Hợp”, Chủ tịch Công ty CP Thương mại Dạ Hợp Vũ Thị Hợp nhấn mạnh.

Ai có thể nghĩ rằng, ngôi trường ở thành phố vùng Tây Bắc lại đông học sinh xin học đến vậy? Chúng tôi ngộ ra khi tháp tùng một vị giáo sư Nhật Bản đến thăm ngôi trường này. Ông bất ngờ vì giáo trình đào tạo ở đây có gì rất giống Nhật Bản nhưng rất Việt Nam ở chất văn hóa bản địa, xây dựng nhân cách, trang bị đầy đủ kiến thức tự nhiên, xã hội, kỹ năng, lòng yêu nước. Cách giáo dục lòng yêu nước, ý thức dân tộc tự lập tự cường không phải bằng lý thuyết suông. Chương trình giáo dục đầy tính thực tiễn.

Hải Đăng

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load