Thứ sáu 08/11/2024 14:29 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Ninh Thuận: Sống ở trung tâm thành phố mà hơn chục năm vẫn đi mua nước sạch về dùng

14:51 | 26/02/2021

(Xây dựng) - “Sống giữa trung tâm thành phố mà ngày nào chúng tôi cũng phải đi từ 1 – 2km để mua nước sạch về sử dụng. Nhiều người hay bông đùa rằng ở trung tâm thành phố mà còn khổ hơn ở nông thôn”, đó là những chia sẻ của người dân tại khu phố 2, phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang – Thàm Chàm, tỉnh Ninh Thuận về cảnh chưa có nước sạch từ nhiều năm nay. Nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn chưa được xem xét.

ninh thuan song o trung tam thanh pho ma hon chuc nam van di mua nuoc sach ve dung
Hằng ngày người dân tại khu phố 2, phường Mỹ Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm phải dùng xe gắn máy chở theo can nhựa, loại 20 – 30 lít đi mua nước sạch về dùng.

Những ngày cuối tháng 2, phóng viên Báo điện tử Xây dựng đã đến khu phố 2, phường Mỹ Bình để ghi nhận thực tế về vấn đề trên. Điều dễ nhận thấy là mỗi nhà ở đây đều có những can nước lớn loại 20 - 30 lít để trước nhà hay cảnh người già, người trẻ trên xe gắn máy chở theo 1 - 2 can nhựa đi từ nhà ra đầu hẻm 156 Nguyễn Văn Cừ đối diện với Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận và ngược lại để đi mua nước.

Đặc biệt có một số gia đình do tuổi cao, sức yếu nên phải mua khoảng 25 can nước sạch, can loại 20 lít ngoài đại lý để trữ sẵn trong nhà để dùng hơn 10 ngày.

Dẫn phóng viên ra giếng nước phía sau nhà, anh Phạm Quốc Bình, khu phố 2, phường Mỹ Bình thở dài nói: “Nước giếng bị phèn rất nặng nên không thể dùng để nấu ăn hay sinh hoạt cá nhân. Để tìm nước sinh hoạt, gia đình tôi đã đào 3 giếng nước nhưng cũng không thể giải quyết được vì giếng nào cũng bị nhiễm phèn. Như gia đình tôi có 4 nhân khẩu thì sử dụng khoảng 3 can nước, can loại 30 lít, dùng trong vòng 2 – 3 ngày. Nhiều khi chỗ chở nước đóng cửa tôi phải quay về đợi đến chiều hoặc tối mới chở được”.

ninh thuan song o trung tam thanh pho ma hon chuc nam van di mua nuoc sach ve dung
Ông Nguyễn Văn Hiếu do sức khỏe không được tốt nên ông phải mua nước và nhờ đại lý chở vào tận nhà khoảng 25 can để sử dụng trong thời gian khoảng 10 ngày.

Bà Phan Thị Mai (SN 1956), khu phố 2, phường Mỹ Bình chia sẻ: “Nhiều lúc đi mua nước về dùng mà thấy hơi mắc cỡ. Có mấy người quen hay bông đùa rằng sống ở thành phố mà còn đi mua nước sạch sao”.

“Tôi ở đây từ năm 1982 đến bây giờ vẫn chỉ sử dụng nước giếng, chưa hề có nước sạch về đến tận nhà. Hiện tại con cái tôi đã lập nghiệp ở xa, ở nhà chỉ có một mình nên cứ 2 ngày là tôi lại đi mua nước 1 lần với 2 can, mỗi can 20 lít, với giá 2.000 đồng/can. Còn khi con cháu về thì phải đi chở 4 can mới sử dụng đủ. Nước sạch mua về chỉ dám dùng nấu ăn và uống. Bây giờ già rồi đi chở nước cũng rất mệt”, bà Mai nói thêm.

Còn ông Nguyễn Đức Tín chia sẻ: “Từ lâu nay, nước giếng của người dân ở đây đã bị nhiễm mặn nên việc ăn uống, sinh hoạt bị ảnh hưởng rất lớn. Người dân đã có kiến nghị nhiều lần nhưng hơn 10 năm qua nơi đây vẫn chưa có nước để dùng”.

Liên quan đến thực trạng trên, ngày 25/2, Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh Ninh Thuận cho hay, thời điểm tháng 1/2019, Công ty có tiếp nhận đơn đăng ký sử dụng cấp nước của ông Nguyễn Đức Tín là người đại diện cho 33 hộ dân cư ngụ tại khu phố 2, phường Mỹ Bình. Vì khu vực trên là đất nông nghiệp và thuộc quy hoạch dự án công viên trung tâm (dự án chưa triển khai thực hiện) nên Công ty không thể đầu tư, đồng thời đã phúc đáp đến người đại diện của 33 hộ dân. Qua khảo sát thì toàn khu vực có đến 51 hộ dân (tăng thêm 18 hộ so với năm 2019).

ninh thuan song o trung tam thanh pho ma hon chuc nam van di mua nuoc sach ve dung
Bà Phan Thị Mai trữ nước sạch để sử dụng.

Trước những bức xúc của các hộ dân về thực trạng nhu cầu sử dụng nước sạch, Công ty sẽ đầu tư tuyến ống chính D.168 trục đường Nguyễn Văn Cừ, tạo điều kiện thuận lợi cung cấp đầu nguồn nước sinh hoạt. Riêng tuyến ống nhánh D.63 dẫn nước về các hộ dân thì các hộ dân và Công ty kết hợp cùng làm.

“Các hộ dân thống nhất chịu chi phí đầu tư và phụ kiện đầu tư tuyến ống, Công ty hỗ trợ chi phí nhân công đào, lắp đặt tuyến ống HDPE D.63”, Công ty Cổ phần cấp nước tỉnh Ninh Thuận cho biết thêm.

Trước nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân khu phố 2, phường Mỹ Bình. Thiết nghĩ, chính quyền địa phương cần phối hợp với đơn vị chức năng sớm có phương án triển khai xây dựng hệ thống nước sạch, để cuộc sống người dân sớm ổn định hơn.

Duy Quan

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển không gian đô thị Bắc Giang sau sáp nhập

    (Xây dựng) - Đây là phát biểu của Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn tại buổi làm việc mới đây giữa Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang và Ban Thường vụ huyện Yên Dũng liên quan đến việc sáp nhập huyện Yên Dũng về thành phố Bắc Giang và các nội dung khác.

  • Bộ Xây dựng tổ chức “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024”

    (Xây dựng) - “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam” được tổ chức thường niên để thúc đẩy đối thoại, hợp tác và trao đổi kiến thức giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, các viện, cơ sở nghiên cứu giáo dục, đào tạo, các đối tác phát triển quốc tế và các tổ chức cá nhân quan tâm đến phát triển đô thị.

  • Hà Nội: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây sẽ diễn ra vào ngày 10/11

    (Xây dựng) - Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

  • Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị nhiều vấn đề về hạ tầng giao thông và đô thị

    (Xây dựng) – Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, ngập úng tại các tuyến đường, hệ thống cống thoát nước chưa hiệu quả và nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông… là những ý kiến được cử tri tại nhiều địa phương gửi đến các đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương.

  • Bài 3: Để Nghị quyết tiếp tục đi vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra. Đối với chỉ tiêu gặp nhiều thách thức, thành phố Hải Phòng cần có các giải pháp đột phá, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm – Nâng tầm đô thị vùng ven biển

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có tổng mức đầu tư trên 880 tỷ đồng đang dần tiến về đích. Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần nâng tầm đô thị vùng ven biển, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm ổn định duy trì kinh tế, xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh với điều kiện thời tiết cực đoan ngày càng trầm trọng cả về tần suất và mức độ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load