Thứ bảy 25/01/2025 15:00 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Ninh Bình: Xóa bỏ sự manh mún, dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tư công

21:02 | 10/01/2025

(Xây dựng) – Giai đoạn 2021 – 2025, việc phân bổ kế hoạch đầu tư công trung hạn từ vốn ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh ở Ninh Bình đã xóa bỏ tình trạng đầu tư manh mún, dàn trải, phân tán, lãng phí, kém hiệu quả.

Ninh Bình: Xóa bỏ sự manh mún, dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tư công
Đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 ở Ninh Bình có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt nhất là lĩnh vực giao thông.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Ninh Bình, trong giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh xác định rõ thứ tự ưu tiên bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, cân đối đảm bảo tập trung, có trọng điểm, đảm bảo khả năng trả nợ vốn vay, nợ đọng xây dựng cơ bản, thu hồi vốn ứng trước vốn ngân sách cấp tỉnh và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Chú trọng các dự án phòng chống thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội. Trong đó, tập trung bố trí đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt nhất là lĩnh vực giao thông (chiếm khoảng 36% tổng nguồn vốn).

Đồng thời, ưu tiên bố trí đủ vốn các dự án lớn được xác định là trọng tâm cần tập trung lãnh đạo chỉ đạo trong nhiệm kỳ (chiếm khoảng 31% tổng nguồn vốn) xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng, liên vùng, mở rộng không gian phát triển, tạo dư địa và động lực phát triển kinh tế – xã hội và bảo tồn, phát huy giá trị lịch sử – văn hóa để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện sớm hoàn hành và phát huy hiệu quả đầu tư.

Việc giao chi tiết và thông báo kế hoạch vốn đầu tư công hàng năm cho các đơn vị được tỉnh Ninh Bình triển khai kịp thời, thực hiện theo đúng các quyết định, thông báo vốn của cấp có thẩm quyền; đảm bảo công khai, minh bạch trong việc phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Ninh Bình: Xóa bỏ sự manh mún, dàn trải, kém hiệu quả trong đầu tư công
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công giai đoạn 2021 – 2025 tỉnh Ninh Bình đều đạt kết quả cao.

Cụ thể, đối với vốn ngân sách Trung ương từ nguồn vốn trong nước: Tổng kế hoạch vốn năm 2021 – 2024 đã giao cho tỉnh Ninh Bình là 4.255,997 tỷ đồng. Năm 2021 tổng kế hoạch phân bổ chi tiết là 887,944 tỷ đồng bố trí cho 16 dự án, số vốn đã giải ngân trong năm 2021 đạt 854,524 tỷ đồng, bằng 96,2% kế hoạch vốn được giao; Số vốn được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài từ năm 2021 sang năm 2022 là 32,332 tỷ đồng của 2 dự án; số vốn đã giải ngân đạt 654 triệu đồng.

Năm 2022, tổng kế hoạch phân bổ chi tiết là 1.503,073 tỷ đồng bố trí cho 13 dự án, số vốn đã giải ngân đạt 1.469,877 tỷ đồng, bằng 98% kế hoạch vốn được giao; số vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2022 sang năm 2023 là 33,196 tỷ đồng của 1 dự án; số vốn đã giải ngân đạt 33,196 tỷ đồng, bằng 100% kế hoạch vốn được phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân từ năm 2022 sang năm 2023. Năm 2023, tổng kế hoạch phân bổ chi tiết là 1.245,6 tỷ đồng bố trí cho 7 dự án; số vốn đã giải ngân đạt 1.245,286 tỷ đồng, bằng 99,97% kế hoạch vốn được giao. Năm 2024, tổng kế hoạch phân bổ chi tiết là 619,38 tỷ đồng bố trí cho 5 dự án, ước giải ngân 585,916 tỷ đồng, bằng 94,6% kế hoạch vốn được giao.

Đối với vốn nước ngoài: Tổng kế hoạch vốn năm 2021 – 2024 đã giao là 751,401 tỷ đồng. Năm 2021, tổng kế hoạch vốn phân bổ chi tiết là 258,94 tỷ đồng bố trí cho 4 dự án; Số vốn đã giải ngân đạt 194,704 tỷ đồng, bằng 75,2% kế hoạch vốn được giao. Năm 2022, tổng kế hoạch vốn phân bổ chi tiết là 316,071 tỷ đồng bố trí cho 4 dự án; số vốn đã giải ngân đạt 271,988 tỷ đồng bằng 86% kế hoạch vốn được giao. Năm 2023, tổng kế hoạch vốn phân bổ chi tiết là 84,39 tỷ đồng bố trí cho 2 dự án; số vốn đã giải ngân đạt 83,627 tỷ đồng, bằng 99,1% kế hoạch vốn được giao. Năm 2024, tổng kế hoạch vốn phân bổ chi tiết là: 92 tỷ đồng bố trí cho 1 dự án; ước giải ngân 89 tỷ đồng, bằng 96,7% kế hoạch vốn được giao.

Đối với vốn ngân sách cấp tỉnh: Tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2021 – 2024 là 11.606,737 tỷ đồng. Trong đó, năm 2021 kế hoạch giao 2.066,376 tỷ đồng; tổng số vốn đã giải ngân 2.027,414 tỷ đồng, bằng 98,1% tổng kế hoạch vốn được giao. Năm 2022, kế hoạch giao 2.254,674 tỷ đồng; tổng số vốn đã giải ngân 2.196,625 tỷ đồng, bằng 97,4% tổng kế hoạch vốn được giao. Năm 2023, kế hoạch giao 3.063,289 tỷ đồng; tổng số vốn đã giải ngân 3.019,015 tỷ đồng, bằng 98,6% tổng kế hoạch vốn được giao. Năm 2024, kế hoạch giao 4.222,398 tỷ đồng; ước giải ngân 4.014,566 tỷ đồng, bằng 95,1% tổng kế hoạch vốn được giao.

Anh Tú

Theo

Cùng chuyên mục
  • Bổ sung ngành nghề hoạt động Cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hoá

    (Xây dựng) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm vừa ký và ban hành Quyết định số 278/QĐ-UBND về việc điều chỉnh, bổ sung ngành nghề hoạt động Cụm công nghiệp phía Đông Bắc thành phố Thanh Hoá.

  • Quy định mới về sử dụng ngân quỹ Nhà nước tạm thời nhàn rỗi

    (Xây dựng) - Chính phủ ban hành Nghị định số 14/2025/NĐ-CP ngày 14/1/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ Nhà nước.

  • Xác định thời điểm tính tiền sử dụng đất

    (Xây dựng) - Trường hợp UBND cấp có thẩm quyền đã thực hiện giao đất, cho thuê đất theo tiến độ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì giá đất cụ thể được xác định theo thời điểm ban hành của từng quyết định.

  • Điện lực Thanh Hóa: Đưa điện sáng muôn nơi

    (Xây dựng) - Truyền thống tốt đẹp và thành tựu phát triển vượt bậc của ngành Điện suốt 70 năm qua là tiền đề quan trọng, là “liều thuốc tinh thần” quý giá, góp phần truyền cảm hứng mạnh mẽ để lớp cán bộ, công nhân viên Công ty Điện lực Thanh Hóa cùng nỗ lực, cố gắng vì dòng điện thân yêu của Tổ quốc.

  • Bình Định: Phấn đấu thu hút trên 100 dự án đầu tư vào tỉnh trong năm 2025

    (Xây dựng) - Năm 2025, tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tập trung mời gọi nhà đầu tư trong và ngoài nước có tiềm lực, thương hiệu mạnh để đầu tư các dự án then chốt vào 5 trụ cột chính: Công nghiệp; du lịch; nông nghiệp công nghệ cao; dịch vụ cảng và logistics; kinh tế đô thị gắn với quá trình đô thị hóa.

  • Tạo nền tảng để phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

    Việt Nam hiện đang là “điểm sáng” trên toàn cầu với nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện và nâng hạng. Báo cáo Business Ready 2024 của Ngân hàng Thế giới (WB) cho thấy, môi trường kinh doanh Việt Nam có nhiều chỉ số xếp hạng ấn tượng, với chỉ số Hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp đạt 72,78 điểm, xếp vào nhóm hàng đầu trong 50 nền kinh tế được WB đánh giá. Fitch Rating (Tổ chức xếp hạng tín dụng quốc tế) cũng đã nâng xếp hạng tín nhiệm năm 2024 của Việt Nam lên mức BB+; đánh giá Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam tăng 13 bậc, lên thứ hạng 59.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load