Thứ sáu 08/11/2024 01:41 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Những “hệ lụy” kéo theo vì ùn tắc giao thông tại Dự án vành đai 2

17:18 | 14/11/2019

(Xây dựng) – Mặc dù chưa phải là thời kỳ cao điểm, nhưng lưu lượng giao thông trên địa bàn Hà Nội đã bắt đầu tăng nhanh, nguy cơ ùn tắc giao thông xảy ra trên nhiều tuyến đường. Trong đó, phải kể đến tuyến đường Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, một trong những điểm nghẽn giao thông tại Thủ đô với hàng loạt chung cư cao tầng cùng các dự án đang được triển khai.

Những “hệ lụy” kéo theo vì ùn tắc giao thông tại Dự án vành đai 2
Tuyến đường Ngã Tư Sở - Vĩnh Tuy thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc giao thông nặng nề, đặc biệt là vào giờ cao điểm.

Đường vành đai 2, từ cầu Vĩnh Tuy nối dài theo đường Minh Khai – Trường Chinh đến Ngã Tư Sở đi qua địa bàn 4 quận: Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Đống Đa, Thanh Xuân. Đây là một trong những tuyến chịu áp lực giao thông lớn nhất của Hà Nội, một phần do mật độ dân cư trong khu vực, đặc biệt là hai bên tuyến đường rất lớn, trong khi lòng đường nhỏ hẹp, nhiều nút thắt, không đồng đều, không đáp ứng được nhu cầu lưu thông thực tế. Mặt khác, từ khi cầu Vĩnh Tuy được xây mới, lưu lượng giao thông từ phía Long Biên, Gia Lâm... ra vào nội thành qua tuyến đường này lại càng gia tăng nhanh chóng.

Áp lực lớn, khả năng đáp ứng lưu thông lại quá nhỏ, tuyến đường Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở thường xuyên rơi vào cảnh ùn tắc giao thông nặng nề, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Chị Nguyễn Thị Thanh, sinh sống tại đường Trường Chinh cho biết: “Dù nơi làm việc chỉ cách nhà khoảng 5km nhưng để tránh tình trạng tắc đường, muộn giờ làm, sáng nào tôi cũng phải đi làm từ 6 rưỡi”.

Bên cạnh đó, tuyến đường này cũn đang diễn ra nhiều hoạt động xây dựng gây ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông.

Những “hệ lụy” kéo theo vì ùn tắc giao thông tại Dự án vành đai 2
Dự án đường vành đai 2 (Ảnh: Google Maps).

Tìm hiểu được biết, tuyến đường vành đai 2 trên cao, đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Sở với vốn đầu tư 9.400 tỷ đồng được khởi công từ tháng 4/2018. Đoạn tuyến vành đai 2 trên cao có điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở, phía đường Trường Chinh. Tổng chiều dài đoạn tuyến khoảng 5,1 km. Các hạng mục gồm: cầu chính (bề mặt 19 m), cầu dẫn (bề mặt 7 m) và các nhánh dẫn kết nối với đường bên dưới tại 3 vị trí là cầu Vĩnh Tuy, Ngã Tư Vọng và Ngã Tư Sở.

Dự án được thực hiện theo hình thức hợp tác công tư, loại hợp đồng BT (xây dựng và chuyển giao), tổng vốn đầu tư khoảng 9.400 tỷ đồng, trong đó 4.194 tỷ đồng chi cho giải phóng mặt bằng.

Những “hệ lụy” kéo theo vì ùn tắc giao thông tại Dự án vành đai 2
Đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở có vai trò kết nối quan trọng của Thủ đô.

Còn đoạn tuyến đi dưới thấp có chiều dài trên 3km (điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng) cũng đang được triển khai đồng thời. Hiện, đoạn từ đầu cầu Vĩnh Tuy (phía Minh Khai) đến cầu Mai Động đã được mở rộng theo đúng thiết kế từ 53,5 - 63,5m với 6 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ; vỉa hè mỗi bên rộng từ 4 - 6m. Cầu Mai Động cũng sẽ được xây dựng lại để mở rộng tương xứng với đường mới.

Dự án này đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư và UBND thành phố Hà Nội phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi vào đầu tháng 3/2018. Tập đoàn Vingroup được giao làm chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Hà Nội sẽ đại diện cho thành phố quản lý và theo dõi việc thực hiện dự án.

Đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở được xây dựng nhằm góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tuyến đường vành đai 2, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường, tạo điều kiện phát triển kinh tế trong khu vực. Đồng thời giải quyết cấp bách tình trạng ùn tắc giao thông do lưu lượng các phương tiện giao thông tăng nhanh.

Những “hệ lụy” kéo theo vì ùn tắc giao thông tại Dự án vành đai 2
Khu vực đường Trường Chinh (quân Thanh Xuân) và đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) các cột trụ đã cơ bản hoàn thành. Chủ đầu tư vẫn đang gấp rút thi công.

Theo quan sát của phóng viên Báo điện tử Xây dựng, hiện nay khu vực đường Trường Chinh (quân Thanh Xuân) và đường Minh Khai (quận Hai Bà Trưng) các cột trụ đã cơ bản hoàn thành. Anh Nguyễn Đình Hoàng (trú tại khu tập thể 473 Minh Khai) chia sẻ: “Trước kia, đoạn đường này thường xuyên ùn tắc trong giờ cao điểm, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn. Sau khi được mở rộng, tình trạng ùn tắc giao thông trên đoạn đường đã giảm hẳn”.

Tuy nhiên, đoạn đường cầu Mai Động – Ngã tư Vọng do công tác giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành để bàn giao cho chủ đầu tư, vì vậy dự án đường vành đai 2 đoạn Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở khó hoàn thành đúng tiến độ.

Có thể thấy, những hệ lụy từ việc ùn tắc giao thông, cùng với những biện pháp chưa hữu hiệu trong công tác GPMB cho dự án là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm tiến độ của dự án đầu tư xây dựng.

Những “hệ lụy” kéo theo vì ùn tắc giao thông tại Dự án vành đai 2
Các phương tiện di chuyển chậm bên dưới trong khi công trường trên cao vẫn thi công ngày đêm.

Có thể thấy, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã và đang tập trung phát triển nhiều công trình kết cấu hạ tầng giao thông để từng bước hoàn thiện theo quy hoạch như: Xây dựng các cầu vượt tại các nút giao, xây dựng các hầm chui Thanh Xuân, Trung Hòa, Cầu Nhật Tân, đường vành đai 2, cầu vượt nút giao trung tâm quận Long Biên, tổ chức lại các nút giao cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, đường vành đai 3...

Dù các công trình này đã phát huy được hiệu quả, góp phần vào việc giảm ùn tắc giao thông hiện nay trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông vẫn chưa được khép kín. Việc di dời của các bộ ngành, nhà máy, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô được đặt ra từ nhiều năm qua nhưng tiến độ di dời gần như vẫn dậm chân tại chỗ. Giải quyết ùn tắc giao thông đô thị Hà Nội vẫn là vấn đề nan giải.

Khánh Hòa

Theo

Cùng chuyên mục
  • Ưu tiên đầu tư hạ tầng phát triển không gian đô thị Bắc Giang sau sáp nhập

    (Xây dựng) - Đây là phát biểu của Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn tại buổi làm việc mới đây giữa Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang và Ban Thường vụ huyện Yên Dũng liên quan đến việc sáp nhập huyện Yên Dũng về thành phố Bắc Giang và các nội dung khác.

  • Bộ Xây dựng tổ chức “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam năm 2024”

    (Xây dựng) - “Diễn đàn phát triển bền vững đô thị Việt Nam” được tổ chức thường niên để thúc đẩy đối thoại, hợp tác và trao đổi kiến thức giữa các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, các viện, cơ sở nghiên cứu giáo dục, đào tạo, các đối tác phát triển quốc tế và các tổ chức cá nhân quan tâm đến phát triển đô thị.

  • Hà Nội: Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây sẽ diễn ra vào ngày 10/11

    (Xây dựng) - Ngày 10/11 tới đây, tại Sân khấu chính phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ diễn ra Chương trình Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã (1924 - 2024) và 555 năm danh xưng Sơn Tây (1469 - 2024).

  • Cử tri tỉnh Bình Dương kiến nghị nhiều vấn đề về hạ tầng giao thông và đô thị

    (Xây dựng) – Thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ô nhiễm môi trường, ngập úng tại các tuyến đường, hệ thống cống thoát nước chưa hiệu quả và nhiều vấn đề liên quan đến hạ tầng giao thông… là những ý kiến được cử tri tại nhiều địa phương gửi đến các đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương.

  • Bài 3: Để Nghị quyết tiếp tục đi vào cuộc sống

    (Xây dựng) - Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, thành phố Hải Phòng đã nỗ lực vượt khó, đạt nhiều chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra. Đối với chỉ tiêu gặp nhiều thách thức, thành phố Hải Phòng cần có các giải pháp đột phá, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đã được Nghị quyết số 45-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra.

  • Ninh Bình: Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm – Nâng tầm đô thị vùng ven biển

    (Xây dựng) – Tiểu dự án cải thiện cơ sở hạ tầng đô thị Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình có tổng mức đầu tư trên 880 tỷ đồng đang dần tiến về đích. Dự án khi hoàn thành sẽ góp phần nâng tầm đô thị vùng ven biển, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm ổn định duy trì kinh tế, xã hội đô thị Phát Diệm trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh với điều kiện thời tiết cực đoan ngày càng trầm trọng cả về tần suất và mức độ.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load