Thứ sáu 20/09/2024 17:42 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội / Đô thị

Những công trình góp phần chỉnh trang đô thị, cải tạo diện mạo của Thành phố Hồ Chí Minh

15:26 | 27/04/2022

(Xây dựng) - Giống như nhiều “đô thị sông nước” nổi tiếng trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố được thiên nhiên ưu ái với địa thế có sông lớn chảy qua. Chính vì vậy, động thái mới đây của chính quyền Thành phố về việc phát triển khu vực ven sông Sài Gòn. Cũng như tập trung đầu tư hoàn thành những công trình giao thông lớn trước lễ 30/4 là một tín hiệu đáng mừng; đóng vai trò quan trọng đối với công tác chỉnh trang đô thị, cải thiện diện mạo của Thành phố trong thời kỳ mới.

nhung cong trinh gop phan chinh trang do thi cai tao dien mao cua thanh pho ho chi minh
Công viên bến Bạch Đằng sau khi chỉnh trang tạo nên không gian công cộng mang đậm nét đặc trưng của đô thị sông nước.

Những công trình gắn với dòng sông

Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh đã khánh thành công viên bến Bạch Đằng tại số 2 đường Tôn Đức Thắng, quận 1 với quy mô chỉnh trang khoảng 1,6ha. Kể từ khi được chỉnh trang, công viên bến Bạch Đằng đã trở thành điểm đến yêu thích của người dân thành phố. Không gian cũ nhưng khoác lên một diện mạo hoàn toàn mới, sự hiện đại và thoáng mát ở nơi đây đã giữ chân không ít người dân và du khách yêu vẻ đẹp của sông Sài Gòn.

Cùng nằm ở phía bờ Tây của sông Sài Gòn, công viên Mê Linh cũng vừa được chỉnh trang với quy mô gần 0,6 ha. Công viên này được nâng cấp để đồng bộ và kết nối với cảnh quan công viên bến Bạch Đằng đến Cột cờ Thủ Ngữ. Đặc biệt, việc trùng tu tượng Đức thánh Trần Hưng Đạo và rước lư hương trở về lại trước tượng của Đức Thánh Trần đã tôn thêm vẻ đẹp cho khu vực trung tâm thành phố, hợp ý nguyện của người dân.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, sau khi chỉnh trang, công viên bến Bạch Đằng và công viên Mê Linh đồng bộ với phố đi bộ Nguyễn Huệ bước đầu tạo nên một không gian công cộng mang đậm nét đặc trưng của một đô thị sông nước.

Ông Troy Griffiths - Phó Tổng giám đốc Savills Việt Nam cho rằng, đây là một trong những bước đầu tiên và cũng là tiền đề cho việc quy hoạch đồng bộ khu vực ven sông Sài Gòn sau khi đề án “Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2045” được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt. Đề án này được xây dựng để hướng đến mục tiêu từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng hoàn thiện chuỗi không gian đô thị dọc bờ sông có đặc trưng, bản sắc đô thị sông nước, có sức hấp dẫn, thân thiện với môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống.

Cũng theo ông Troy Griffiths, với một thành phố có diện tích đất dành cho công viên và các công trình công cộng còn hạn chế như Thành phố Hồ Chí Minh, việc có một quy hoạch bài bản và đồng bộ cho bờ sông Sài Gòn sẽ là chất xúc tác quan trọng để phát triển đô thị.

nhung cong trinh gop phan chinh trang do thi cai tao dien mao cua thanh pho ho chi minh
Cầu Thủ Thiêm 2 sau khi hoàn thành sẽ nối bờ Đông và bờ Tây sông Sài Gòn, góp phần chỉnh trang đô thị, cải thiện vấn đề giao thông cho thành phố.

Ba công trình cải thiện ùn tắc giao thông

Để chào mừng 47 năm ngày Thống nhất đất nước 30/4/1975 – 30/4/2022, UBND Thành phố Hồ Chính Minh cũng vừa công bố danh mục các dự án, công trình động thổ và khởi công trước lễ 30/4. Theo đó, UBND Thành phố sẽ đưa vào sử dụng 3 công trình giao thông lớn. Đây được xem là những công trình đóng vai trò quan trọng đối với công tác chỉnh trang đô thị, cải thiện vấn đề giao thông cho thành phố.

Cụ thể, công trình đầu tiên là Cầu Thủ Thiêm 2, với mục tiêu kết nối giữa khu vực trung tâm thành phố hiện hữu với Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Dự án sau khi hình thành sẽ góp phần giảm ùn tắc giao thông cho khu vực. Trong đó, phần cầu chính và cầu dẫn bên phía quận 2 cũ sẽ có 6 làn xe (4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ). Phần cầu dẫn phía quận 1 gồm 4 làn xe đi thẳng qua nút giao Nguyễn Hữu Cảnh - Lê Thánh Tôn. Cây cầu có chiều dài hơn 1.400 m.

Công trình thứ hai là sửa chữa, nâng cấp đường Tỉnh lộ 9 (đường Đặng Thúc Vịnh, huyện Hóc Môn). Công trình nhằm mục tiêu kết nối từ Trung tâm huyện Hóc Môn đến cầu Rạch Tra, nhằm nâng cao năng lực giao thông, góp phần giải quyết tình trạng ngập nước, cải thiện môi trường, chỉnh trang mỹ quan đô thị, ổn định cuộc sống người dân.

Công trình này có tổng chiều dài khoảng 5.200m, điểm đầu là đường Quang Trung và điểm cuối là đường Lê Văn Khương. Mục đích là xây mới toàn bộ đường theo tiêu chuẩn đô thị, cải thiện hệ thống thoát nước, cải tạo hệ thống cây xanh, chiếu sáng và di dời một số công trình hạ tầng kỹ thuật. Theo Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi đi vào hoạt động, tuyến đường sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của toàn huyện Hóc Môn.

Công trình cuối cùng là xây dựng đường song hành của tuyến đường Võ Văn Kiệt. Mục tiêu của dự án là xây dựng, mở rộng đường Võ Văn Kiệt, nối trực tiếp từ đường Nguyễn Thái Học đến đường Pasteur (quận 1). Dự án có chiều dài khoảng 500 m, có điểm đầu là nút giao Võ Văn Kiệt - Nguyễn Thái Học và điểm cuối tại nút giao với đường Pasteur.

Theo đánh giá của Sở Giao thông Vận tải Thành phố, khi đi vào hoạt động, đường song hành này sẽ tăng cường khả năng vận hành của tuyến giao thông trên trục đường Võ Văn Kiệt, góp phần giải quyết ùn tắc tại khu vực trung tâm thành phố.

Thiên Nam

Theo

Cùng chuyên mục
  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

  • Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm hướng đến trở thành đô thị thông minh

    Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật… của tỉnh Ninh Thuận, trong nhiệm kỳ 2020-2025, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chú trọng xây dựng thành phố trở thành đô thị xanh, môi trường an toàn, thân thiện, từng bước trở thành đô thị thông minh, đến nay, đã đạt được những kết quả tích cực. Chung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Châu Thị Thanh Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm.

  • Bắc Giang: Đô thị Hiệp Hòa đạt tiêu chí đô thị loại IV

    (Xây dựng) - Ngày 18/9, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn đã ký Quyết định số 868/QĐ-BXD về việc công nhận đô thị Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đạt tiêu chí đô thị loại IV.

  • Quảng Trị: Ái Tử - đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển

    (Xây dựng) – Tọa lạc giữa hai đô thị lớn, phía Bắc là thành phố Đông Hà, phía Nam là thị xã Quảng Trị, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị là một đô thị trẻ đang từng ngày đổi mới và phát triển.

  • Hạ Long: Khôi phục nhanh cảnh quan môi trường sau bão số 3

    (Xây dựng) - Ngày 17/9, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã tổ chức hội nghị Tổng kết chiến dịch cao điểm 7 ngày đêm khắc phục thiệt hại bão số 3; biểu dương khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích thu dọn vệ sinh, khôi phục cảnh quan môi trường, sớm ổn định sản xuất đời sống nhân dân.

  • Duy Tiên (Hà Nam): Hướng tới đô thị xanh, thông minh, phát triển bền vững

    (Xây dựng) – Được coi là thủ phủ công nghiệp của Hà Nam, ngoài mục tiêu kinh tế, phát triển công nghiệp công nghệ cao, thị xã Duy Tiên đặt mục tiêu hướng đến đô thị loại III xanh, thông minh, phát triển bền vững. Đây cũng nhằm hiện thức hóa mục tiêu thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thị xã về xây dựng, phát triển đô thị đến năm 2030.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load