Thứ tư 13/11/2024 16:21 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Doanh nghiệp

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?

10:24 | 05/07/2023

(Xây dựng) – Động thái chuyển sàn giao dịch chứng khoán sau 4 năm tại sàn UpCOM sang sàn HoSE sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu cho các cổ đông, đồng thời thể hiện sự “tham vọng” phát triển của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG.

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG nộp hồ sơ niêm yết gần 93 triệu cổ phiếu trên HoSE.

“Tham vọng” phát triển từ việc chuyển sàn

Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HoSE) vừa thông báo chấp thuận niêm yết đối với CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG (mã SIP). Theo đó, hơn 90,9 triệu cổ phiếu SIP sẽ được chuyển từ UpCOM sang HoSE với mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cp, tương ứng vốn điều lệ hơn 909 tỷ đồng.

Theo đó, cổ phiếu SIP hiện đang giao dịch trên UpCOM với giá 105.500 đồng/cp, tăng 60% từ đầu năm. Giá trị vốn hóa thị trường tương ứng gần 9.400 tỷ đồng. Trong Đại hội cổ đông, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cho biết đăng ký niêm yết toàn bộ số lượng cổ phiếu đang lưu hành của Công ty tại thời điểm chuyển sàn.

Vào ngày 21/6 vừa qua, SIP đã chi hơn 300 tỷ đồng để chi trả cổ tức còn lại năm 2022 với tỷ lệ 35% bằng tiền, tương đương 01 cổ phiếu được nhận 3,500 đồng. Ngoài ra, SIP còn có kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 100%. Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ SIP sẽ tăng gấp đôi từ 909 tỷ đồng lên 1.818 tỷ đồng.

Không chỉ CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG, trong mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên (ĐHĐCĐ) 2023, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đã có kế hoạch chuyển sàn niêm yết, giao dịch cổ phiếu sang HoSE. Sau 4 năm giao dịch trên UpCOM, động thái chuyển sàn giao dịch sang niêm yết cổ phiếu tại HoSE sẽ tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu của cổ đông, đồng thời thể hiện mong muốn hướng tới những bước đi vững chắc trong tương lai của CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG.

Cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi chuyển sàn?

Trên thị trường, SIP cùng NTC là 2 cổ phiếu bất động sản duy nhất có thị giá vượt mốc 100.000 đồng/cổ phiếu.

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?
Diễn biến cổ phiếu SIP trong thời gian vừa qua.

Ngày 6/6/2019 CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG lần đầu tiên đưa cổ phiếu giao dịch trên thị trường UPCOM với mã chứng khoán SIP với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 17.200 đồng/cổ phiếu. Sau một vài phiên đóng cửa ở giá tham chiếu, cổ phiếu SIP bất ngờ tăng mạnh với chuỗi tăng trần, ghi nhận gấp 6 lần giá chào sàn sau 3 tháng.

Trước thị trường cổ phiếu SIP bất ngờ tăng mạnh và nhanh chóng, nhiều lãnh đạo tại CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG đã bán đi nhiều cổ phiếu, trong số đó, ông Nguyễn Thanh Tùng, Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư Sài Gòn đã hoàn tất bán ra hơn 14,35 triệu cổ phiếu SIP, giảm lượng sở hữu từ hơn 15,29 triệu đơn vị (tỷ lệ 22,15%) xuống còn chưa đến 1 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 1,37%) và không còn là cổ đông lớn chỉ trong khoảng thời gian ngắn từ 9/8 đến 5/9/2019.

Tới hiện tại, thông tin cổ phiếu SIP bước chân lên sàn mới HoSE đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư và chuyên gia trong ngành. Trước đó, AGR đã khuyến nghị khả quan với cổ phiếu SIP với giá mục tiêu 130.000 đồng/cổ phiếu.

“Cổ phiếu hiện đang được định giá ở mức hấp dẫn với P/B ở mức xấp xỉ 2,8x lần, thấp hơn so với bình quân 5 năm trong quá khứ. Đồng thời, SIP trả cổ tức tiền mặt đều đặn 30 - 45%. Do đó, chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu SIP với nâng giá mục tiêu trong vòng 1 năm tới 130.000 đồng/cổ phần (ngược 22% so với giá hiện tại). Tuy nhiên cũng cần lưu ý rủi ro tiến độ chuyển sang HoSE chậm và tiến độ cho thuê đất chậm”, chuyên gia tại AGR đánh giá.

Không nằm ngoài nhận định của AGR, với liên tiếp những thông tin tích cực như chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 35%, cùng quyết định HoSE chấp thuận niêm yết cổ phiếu, vừa qua SIP đã có tuần giao dịch khởi sắc. Cụ thể, thống kê với việc đón nhận 2 phiên giảm và 3 phiên tăng, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SIP tăng 6.200 đồng (+5,78%) từ mức giá 107.300 đồng/CP lên 113.500 đồng/CP.

Tiềm năng của cổ phiếu SIP trước khi chuyển sang sàn HoSE

Ngày 24/10/2007 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) thành lập CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG với vốn điều lệ ban đầu là 250 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nhà xưởng, khu dân cư. Đây được xem là một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp niêm yết lớn nhất miền Nam với tổng diện tích đất công nghiệp gần 3.200ha.

CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG hiện có 4 KCN và 4 khu đô thị liền kề các KCN tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai và Tây Ninh. Khác với các doanh nghiệp bất động sản niêm yết khác, đây là đơn vị duy nhất có thể phân phối điện, nước trực tiếp cho khách thuê với doanh thu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu.

Nhận chấp thuận niêm yết từ HoSE, cổ phiếu SIP liệu có lặp lại “kỷ lục” khi bước chân lên sàn mới?
CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG được xem là một trong những doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp niêm yết lớn nhất miền Nam.

Trong năm 2022, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG cho biết các doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN còn gặp nhiều khó khăn chung trong hoạt động. Vượt qua các khó khăn, trong báo cáo đại hội cổ đông thường niên2023 diễn ra vào tháng 5 vừa qua, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG đã ghi nhận tổng doanh thu 6.037 tỷ, lợi nhuận sau thuế 1.010 tỷ.

Năm 2023, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG lên kế hoạch kế hoạch kinh doanh đi lùi với mục tiêu tổng doanh thu 5.312,5 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 755,2 tỷ đồng, lần lượt giảm 12% và 25% so với thực hiện trong năm 2022. Theo thông tin, cổ tức dự kiến là 10%.

Trong quý I/2023, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận doanh thu thần đạt 1.394 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, doanh nghiệp này lãi ròng hơn 179 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ và hoàn thành 24% kế hoạch cả năm. Trong quý II/2023, thông tin từ ông Lư Thanh Nhã, Tổng Giám đốc của công ty cho biết dự kiến kết quả kinh doanh đạt doanh số 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 266 tỷ đồng.

Lê Trang

Theo

Cùng chuyên mục
  • Có thêm 4 đơn vị của Petrovietnam đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam

    (Xây dựng) - Tại Diễn đàn Quốc gia thường niên về Văn hoá doanh nghiệp năm 2024, Ban tổ chức triển khai Cuộc vận động “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” đã tổ chức tôn vinh 20 doanh nghiệp, trong đó có 4 đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đạt chuẩn văn hoá kinh doanh Việt Nam.

  • Nâng cấp Meeyland.com 5.0: Tối ưu trải nghiệm cho môi giới bất động sản

    (Xây dựng) - Meeyland.com với phiên bản 5.0 đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực công nghệ bất động sản với những cải tiến vượt trội về cả giao diện và tính năng, mang đến những trải nghiệm tốt hơn cho người dùng, đặc biệt là các nhà môi giới bất động sản.

  • Vinamilk kể về Net Zero và phát triển bền vững ngày thú vị tại ngày hội Việt Nam Xanh

    (Xây dựng) - Chỉ trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, hơn 11.000 vỏ hộp sữa đã được mang đến khu vực trải nghiệm của Vinamilk để tái chế; người tham gia nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

  • CapitaLand Development ghi nhận 92% căn hộ đặt chỗ tại sự kiện ra mắt đặc biệt The Senique Hanoi

    (Xây dựng) - Ngày 12/11, tại Hà Nội, CapitaLand Development (CLD) ghi nhận 92% căn hộ đặt chỗ tại sự kiện ra mắt đặc biệt dự án The Senique Hanoi vào ngày 9/11 (1.980 trên tổng số 2.150 căn hộ được đặt chỗ). Đây là hoạt động giới thiệu dự án thứ 4 của CLD trong năm 2024, cùng dự án Lumi Hanoi tại Thủ đô và hai phân khu đầu tiên của tổng dự án Sycamore tại Thành phố mới Bình Dương, thu hút sự đón nhận nồng nhiệt của thị trường.

  • Nhựa Tiền Phong: Sản phẩm tiên phong - Khát vọng nâng tầm

    (Xây dựng) - Các ngành sản xuất và dịch vụ hiện đang đối mặt với vô số thách thức trong thời đại mới, từ yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ của người tiêu dùng đến sự cạnh tranh gay gắt từ thị trường trong và ngoài nước. Thêm vào đó, sự bất ổn từ những yếu tố khách quan cũng như từ kinh tế, chính trị, xã hội đã tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp. Trong bối cảnh đó, việc tìm kiếm những giải pháp đột phá trở nên cần thiết, và "chất lượng" chính là yếu tố quyết định sự thành công và khả năng chiếm lĩnh lòng tin của khách hàng đối với mỗi thương hiệu.

  • Chậm giao hàng hóa phục vụ công trình xây dựng, Công ty Cổ phần Đầu tư EPT bị chấm dứt hợp đồng

    (Xây dựng) - Công ty Điện lực Gia Lâm vừa có Quyết định chấm dứt hợp đồng với nhà thầu là Công ty Cổ phần Đầu tư EPT vì vi phạm tiến độ cấp hàng hóa phục vụ công trình đầu tư xây dựng đợt 1 năm 2024.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load