Thứ bảy 09/11/2024 08:30 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế / Ngân hàng

Ngân hàng Eximbank: Đại hội cổ đông bất thành, chủ tịch nói gì?

15:22 | 28/04/2021

(Xây dựng) – Trong 2 ngày 26/4 và 27/4, Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 lần 3 (AGM 2020) và Đại hội cổ đông thường niên năm 2021 (AGM 2021) của Ngân hàng Eximbank đã không tổ chức thành công.

ngan hang eximbank dai hoi co dong bat thanh chu tich noi gi
Ông Yasuhiro Saitoh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank (giữa) và ông Lê Minh Quốc – thành viên HĐQT Eximbank.

Đề nghị thanh lọc thành viên HĐQT không được chấp thuận

Tại AGM 2020 lần 3 tổ chức hôm 26/4, có hơn 94,5% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự, thế nhưng lại có tới 54,69% trong số cổ phần này bỏ phiếu phủ quyết thông qua quy chế Đại hội. Vì vậy, đến ngày hôm sau 27/4, AGM 2021 đã bất thành ngay từ đầu khi chỉ có 41,65% cổ phần có quyền biểu quyết tham dự.

Diễn biến xảy ra trong bối cảnh Ngân hàng Eximbank được cho đang chia thành 2 nhóm cả về cơ cấu sở hữu lẫn trong nội bộ HĐQT.

Về cổ đông, thông qua tỷ lệ phản đối AGM 2020 lần 3 và AGM 2021 vừa qua, có thể thấy chia ra 2 nhóm, một nhóm nắm khoảng 42% và một nhóm sở hữu khoảng từ 51-52%. Tuy nhiên ở trong HĐQT, nhóm nắm quá bán 51-52% lại không thể hiện được sự chi phối khi họ ủng hộ 3/9 thành viên, trong khi 6 vị trí còn lại có nhiều quyết định được cho là ảnh hưởng đến quyền lợi của nhóm cổ đông này.

Một trong những khác biệt của chương trình nghị sự của AGM 2020 lần 3 là đã không bổ sung đề xuất của cổ đông chiến lược Ngân hàng Sumitomo (SMBC, nắm giữ 15%) về việc thanh lọc thành viên HĐQT thông qua bỏ phiếu bất tín nhiệm, trước khi bầu ra HĐQT nhiệm kỳ mới.

Theo đó, căn cứ theo kết quả kiểm phiếu trong phiên AGM 2020 lần 3 ngày 26/4, cho thấy nhóm cổ đông nắm từ 51-52% đã phủ quyết thông qua quy chế. Xuyên suốt các Đại hội từ năm 2019 đến nay, bao gồm cả AGM 2021 vừa diễn ra, nhóm này cũng đã bỏ phiếu phủ quyết không chấp nhận tổ chức. Được biết, nhóm này yêu cầu phải bổ sung đề xuất của SMBC về việc thanh lọc HĐQT hiện tại trước khi bầu HĐQT, BKS nhiệm kỳ tới.

Trước khi AGM 2020 lần 3 diễn ra, ngoài nhóm SMBC còn có 2 nhóm cổ đông sở hữu 10-11% đề nghị miễn nhiệm 8/9 Thành viên HĐQT. Như vậy, việc không thoả mãn được các yêu cầu của cổ đông được cho là một nút thắt, khiến các Đại hội đồng cổ đông của Eximbank không thể diễn ra.

Dư luận cho rằng, trong chương trình nghị sự Đại hội đồng cổ đông, HĐQT sắp xếp nội dung kiện toàn HĐQT khoá VII 2020-2025 trước khi xem xét miễn nhiệm các Thành viên HĐQT khoá VI, như vậy là “quy trình ngược” vì đã hoàn thành bầu ra HĐQT khoá VII trước khi miễn nhiệm. Và đây có thể là lý do để nhóm cổ đông chiếm tỷ lệ 51% phủ quyết chương trình nghị sự Đại hội?

Trong khi đó, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Eximbank, ông Yasuhiro Saitoh cho rằng không hiểu được SMBC. Tại AGM 2020 lần 3 tổ chức ngày 26/4 thì SMBC tới, còn AGM 2021 tổ chức ngày 27/4 thì SMBC lại không tới. Ông Yasuhiro Saitoh không còn làm việc ở SMBC nên không thể biết chiến lược cũng như ý định của SMBC, cho nên ông Yasuhiro Saitoh khá bất ngờ khi một ngân hàng cỡ lớn mang tính toàn cầu như SMBC từ chối tham dự Đại hội đồng cổ đông.

Ông Yasuhiro Saitoh đồng thời khẳng định, chúng tôi luôn tuân thủ quy định pháp luật, luôn chấp nhận các khuyến nghị, đề xuất của cổ đông thể hiện qua các chương trình nghị sự, còn chấp thuận chương trình nghị sự hay không là quyết định của Ddại hội dồng cổ đông chứ không phải chúng tôi.

Khi phóng viên đặt vấn đề, việc không chấp thuận bổ sung đề nghị của các cổ đông lớn có tuân thủ Điều lệ và Luật Doanh nghiệp hay không? Ông Lê Minh Quốc – thành viên HĐQT (cựu Chủ tịch HĐQT Eximbank) cho biết, chúng tôi luôn tuân thủ theo quy định pháp luật, trong đó có Luật Doanh nghiệp và Luật các Tổ chức tín dụng. Các vị có thể thấy Điều lệ của chúng tôi cần phải được cập nhật và đây cũng là nội dung thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông trong những năm vừa qua. Tuy nhiên việc các cổ đông không tham gia tổ chức Đại hội đồng cổ đông cũng đã ảnh hưởng đến việc này (thông qua sửa đổi, bổ sung Điều lệ – PV).

Ông Yasuhiro Saitoh là ai?

Ông Yasuhiro Saitoh và ông Yutaka Moriwaki (trước đó là ông Naoki Nishizawa) được SMBC đề cử tham gia HĐQT và đại diện cho phần vốn của tập đoàn Nhật Bản Sumitomo tại Ngân hàng Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025.

Tuy nhiên, từ ngày 9/12/2019, ông Yutaka Moriwaki không còn là người đại diện theo uỷ quyền của SMBC và sau đó cũng rút khỏi HĐQT Ngân hàng Eximbank.

Trước đó, SMBC ngày 17/5/2019 đã có văn bản gửi HĐQT Ngân hàng Eximbank thông báo: từ ngày 18/5/2019, ông Yasuhiro Saitoh không phải là một viên chức, nhân viên, người được ủy nhiệm hay đại diện của SMBC và trong bất kỳ trường hợp nào, SMBC không chịu trách nhiệm về bất kỳ hành động hoặc bỏ sót không hành động nào của ông Yasuhiro Saitoh với tư cách là thành viên của HĐQT hay bất kỳ chức vụ nào mà ông Yasuhiro Saitoh nắm giữ tại Ngân hàng Eximbank.

Sau khi loại cả Yasuhiro Saitoh và ông Yutaka Moriwaki, SMBC không còn người đại diện cho phần vốn 15%, đồng thời nhiều lần yêu cầu bổ sung nội dung miễn nhiệm ông Yasuhiro Saitoh khỏi HĐQT Eximbank trong các cuộc Đại hội đồng cổ đông. Đây cũng là nội dung SMBC đề nghị bổ sung vào chương trình nghị sự của AGM 2020 lần 3 vừa diễn ra, bên cạnh thanh lọc HĐQT, nhưng đã không được HĐQT hiện tại chấp thuận.

Thanh Nga

Theo

Cùng chuyên mục
  • ABBANK và quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam chính thức chung tay vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và phát triển trẻ em

    (Xây dựng) - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) cùng Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam (Quỹ BTTEVN thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) chính chức ký kết thỏa thuận tài trợ năm 2024, mở đầu cho việc đặt quan hệ hợp tác, cam kết đồng hành triển khai các dự án cộng đồng vì trẻ em Việt Nam.

  • SeABank khởi động giải chạy SeARun 2024 hướng tới cộng đồng

    (Xây dựng) - Giải chạy cộng đồng thường niên “SeABank Run For The Future 2024” (SeARun 2024) do Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) tổ chức sẽ khởi tranh từ ngày 08/11 - 30/11/2024 trên nền tảng trực tuyến qua ứng dụng UpRace. Không chỉ là sân chơi rèn luyện thể chất, SeARun 2024 còn hướng tới cộng đồng với mục tiêu trồng thêm 68.000 cây xanh và trao 10 học bổng trọn đời phổ thông cho học sinh nghèo hiếu học với tổng số tiền dự kiến gần 1,7 tỷ đồng.

  • SeABank khẳng định vị thế 3 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia

    (Xây dựng) - Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) 3 lần liên tiếp được Bộ Công Thương bình chọn là Thương hiệu quốc gia Việt Nam, đồng thời 16 năm liền được vinh danh là Thương hiệu mạnh Việt Nam, qua đó khẳng định vị thế, uy tín của Ngân hàng trên thị trường cũng như sự tin tưởng của khách hàng dành cho thương hiệu SeABank. Cùng với đó, SeABank cũng vừa được bình chọn là “Tổ chức tài chính cung cấp vốn tối ưu nhất cho ngành xây dựng 2024”.

  • Vietcombank được vinh danh Thương hiệu quốc gia lần thứ 9

    (Xây dựng) - Vietcombank là ngân hàng duy nhất đạt Thương hiệu quốc gia qua tất cả các kỳ bình chọn từ năm 2003 đến nay.

  • Lãi kép: Con dao hai lưỡi?

    (Xây dựng) - Lãi kép là một công cụ tài chính mạnh mẽ nhưng cần hiểu rõ để áp dụng đúng cách. Biết cách tận dụng, nó sẽ giúp người đầu tư đạt được lợi nhuận lớn theo thời gian.

  • BIDV được vinh danh Thương hiệu Quốc gia

    (Xây dựng) - Biểu trưng Thương hiệu Quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trao cho đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) trong khuôn khổ Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam, được tổ chức vào ngày 04/11/2024 tại Thành phố Hà Nội.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load