Thứ sáu 08/11/2024 09:56 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Nam Định: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng

09:12 | 03/09/2024

(Xây dựng) - UBND tỉnh Nam Định chấp thuận Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia là nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối, tỉnh Nam Định với tổng vốn đầu tư 729,643 tỷ đồng.

Nam Định: Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng
UBND tỉnh Nam Định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

Vừa qua, UBND tỉnh Nam Định ban hành Quyết định số 1875/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối, tỉnh Nam Định.

Việc đầu tư dự án nhằm đáp ứng các mục tiêu: Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải của hệ thống điện khu vực huyện Vụ Bản; tăng cường khả năng truyền tải cho đường dây hiện hữu, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phụ tải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực tỉnh Nam Định nói riêng và miền Bắc nói chung; tạo ra mối liên kết mạnh giữa các khu vực trong hệ thống điện, tăng khả năng vận hành an toàn và ổn định cho hệ thống điện quốc gia; giảm tổn thất điện năng trong lưới điện truyền tải, tăng hiệu quả sản suất kinh doanh của EVN; truyền tải và phân phối điện (mã ngành VSIC: 3512).

Theo Quyết định 1875, UBND tỉnh chấp thuận Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia là nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối, tỉnh Nam Định với tổng vốn đầu tư 729,643 tỷ đồng.

Dự án sử dụng khoảng 8,1ha đất tại huyện Vụ Bản; sẽ được nhà đầu tư hoàn tất xây dựng cơ bản, bảo đảm xây dựng các hạng mục công trình theo thiết kế được phê duyệt và đưa công trình vào hoạt động trong thời gian 24 tháng kể từ ngày được bàn giao đất tại thực địa; có thời hạn hoạt động 50 năm.

UBND tỉnh Nam Định cũng yêu cầu nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu tính toán tại hồ sơ dự án và các văn bản gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về hiệu quả đầu tư dự án, hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các đơn vị liên quan, tổ chức triển khai lập, thẩm định dự án, thiết kế theo đúng quy định; trong đó phải rà soát, xác định chính xác tổng mức đầu tư dự án đúng định mức kinh tế - kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế xây dựng theo quy định hiện hành. Trình cơ quan đại diện chủ sở hữu xem xét, phê duyệt phương án huy động vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án. Chịu trách nhiệm bố trí đủ vốn chủ sở hữu và vốn vay để bảo đảm thực hiện dự án theo đúng tiến độ; chỉ được thực hiện các dự án khác trong kế hoạch khi đủ nguồn vốn chủ sở hữu theo quy định. Trường hợp không cân đối được nguồn vốn, phải ưu tiên thực hiện dự án này theo đúng chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực. Phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước để thực hiện, hoàn thành các hồ sơ, thủ tục về đầu tư (bao gồm cả thủ tục bảo đảm thực hiện dự án đầu tư), xây dựng, bảo vệ môi trường, sử dụng đất... trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, thỏa thuận theo quy định trước khi thi công xây dựng dự án; triển khai thực hiện theo đúng chủ trương đầu tư được chấp thuận và các quy định có liên quan khác của pháp luật. Nhà đầu tư chỉ được triển khai thực hiện dự án sau khi hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật.

Văn Đạt

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load