Thứ bảy 09/11/2024 02:28 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Mô hình hợp tác công tư trong xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn tại Việt Nam

21:53 | 05/07/2022

(Xây dựng) – Sáng 5/7, tại Hà Nội, đã diễn ra Tọa đàm “Mô hình hợp tác công tư trong xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải và chất thải rắn tại Việt Nam”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững” của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) phối hợp với Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

mo hinh hop tac cong tu trong xay dung va van hanh cac nha may xu ly nuoc thai va chat thai ran tai viet nam
TS Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch VIAC phát biểu khai mạc.

Tọa đàm có sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ cơ quan Nhà nước, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, doanh nghiệp, công ty/văn phòng luật sư lớn cũng như cơ quan truyền thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tọa đàm cũng nhận được sự theo dõi đông đảo từ hàng trăm đại biểu trên các nền tảng trực tuyến của VIAC.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VIAC chia sẻ: “Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký và ban hành Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 với mục tiêu cụ thể đến năm 2030 được Chiến lược đặt ra gồm tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định đạt 95%. Tỷ lệ nước thải đô thị được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn theo quy định lần lượt đạt trên 50% đối với đô thị loại II trở lên và 20% đối với các loại đô thị còn lại. Tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng có mục chỉ tiêu xử lý nước thải là 70%. Theo đó, chỉ tính riêng trong lĩnh vực xử lý nước thải, việc tăng chỉ tiêu từ 15% lên 70% trong vòng 10 năm tới cần nguồn đầu tư rất lớn từ 10-20 tỷ USD”.

“Để hiện thực hóa mục tiêu trên, cần tìm hiểu giải pháp kỹ thuật, công nghệ, đồng thời nâng cao vai trò cộng đồng, thực hiện xã hội hoá nhằm phát huy mọi nguồn lực tham gia quản lý nước thải và chất thải rắn ngày càng tốt hơn”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

mo hinh hop tac cong tu trong xay dung va van hanh cac nha may xu ly nuoc thai va chat thai ran tai viet nam
Đây là hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững” của USAID phối hợp với VCCI và VIAC.

Tọa đàm được mở đầu bởi hai báo cáo dẫn đề do ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường với chia sẻ về chính sách của Nhà nước đối với hợp tác công tư trong lĩnh vực xử lý nước thải và chất thải rắn đô thị; và bà Nguyễn Thị Linh Giang – Chánh văn phòng PPP - Cục Quản lý Đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư với bài trình bày về một số đặc điểm quan trọng của quan hệ hợp tác công tư trong xây dựng và vận hành các nhà máy xử lý nước thải, chất thải rắn.

Tại phiên thảo luận, dưới sự điều hành của TS. Vũ Tiến Lộc, các chuyên gia của Tọa đàm cũng như đại biểu tham dự đã có những chia sẻ cung cấp thêm nhiều thông tin thực tế. Cùng với đó là sự tham gia chia sẻ đến từ nhiều đại diện cơ quan nhà nước tại các tỉnh thành của Việt Nam như: Đà Nẵng, Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Nguyên, Bắc Ninh và Thái Bình.

Các thông tin được trao đổi sẽ là cơ sở nền tảng để xây dựng Báo cáo rà soát đánh giá các hướng dẫn của mẫu hợp đồng BLT và là một nguồn thông tin tham khảo cho cả phía cơ quan quản lý nhà nước, phía cơ quan nhà nước phụ trách tham gia ký kết hợp đồng BLT và phía nhà đầu tư tư nhân.

Tiến Hào – Diệu Anh

Theo

Cùng chuyên mục
Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load