(Xây dựng) - Các gói đầu tư trong P2P Lending thường chia thành 2 loại chính là gói đầu từ trực tiếp và gói đầu tư ủy thác. Nếu như gói đầu tư ủy thác là lựa chọn hoàn hảo dành cho các Nhà đầu tư an toàn, mong muốn một sản phẩm có tính ổn định, bảo đảm rủi ro thì gói đầu tư trực tiếp lại mang những đặc điểm hoàn toàn ngược lại.
Nhà đầu tư cần nắm vững những điểm mạnh/yếu của gói sản phẩm, để việc đầu tư diễn ra hiệu quả và nhanh chóng. |
Sản phẩm đầu tư trực tiếp là sản phẩm mà Nhà đầu tư sẽ trực tiếp đi đầu tư thay vì ủy thác số tiền đó cho bên thứ 3 để đầu tư. Đối với gói sản phẩm này, Nhà đầu tư cần có sự hiểu biết sâu rộng về các gói đầu tư, cách thức đầu tư, đồng thời là những kinh nghiệm về các gói sản phẩm đầu tư, chỉ có như vậy đầu tư mới có thể hiệu quả. Gói sản phẩm đầu tư trực tiếp có nhiều ưu điểm nổi bật phải kể đến như:
Kích thích khả năng “muốn chinh phục” của Nhà đầu tư
Bạn có phải là một Nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm? Bạn mong muốn tìm được gói sản phẩm đầu tư phù hợp mà ở đó chính bạn là người được tự tay đầu tư mà không hề qua một bên thứ 3 trung gian. Các gói đầu tư trực tiếp ra đời để đáp ứng nhu cầu đầu tư cơ bản nhất của các Nhà đầu tư, thỏa mãn khả năng chinh phục. Đối với một gói sản phẩm đầu tư trực tiếp, bạn sẽ hoàn toàn chủ động trong việc đi tìm gói đầu tư, các nhà huy động vốn, sản phẩm kinh doanh của họ… Vậy nên trước khi rót vốn đầu tư, Nhà đầu tư cần nắm vững những điểm mạnh/yếu của gói sản phẩm, giúp cho việc đầu tư diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Lãi suất cao hơn
Một trong những ưu điểm lớn nhất của các gói sản phẩm đầu tư trực tiếp đó là phần lãi suất, thông thường lãi suất của gói đầu tư trực tiếp thường rất cao (từ 15%-18%/năm). Đây cũng là điểm đáng để đánh đổi nhất nếu bạn là một Nhà đầu tư mạo hiểm, khi đầu tư thành cônng, thành quả thu về là vô cùng “ngọt”.
Các Công ty P2P Lending ở Việt Nam hiện tại cũng có rất nhiều gói sản phẩm đầu tư trực tiếp như Công ty Cổ phần Lendbiz với gói sản phẩm đầu tư Tài Lộc (lãi suất 17%), Finhay với gói Trâu Vàng…
Rủi ro khi đầu tư. |
Bên cạnh những ưu điểm, nhược điểm lớn nhất của gói đầu tư trực tiếp đó chính là vấn đề rủi ro. Các sản phẩm đầu tư trực tiếp khi gặp các vấn đề rủi ro như khách vay phá sản, không có lãi thì Nhà đầu tư sẽ phải chịu hoàn toàn về vấn đề này. Các Công ty P2P Lending chỉ giữ vai trò trung gian giúp kết nối giữa Nhà đầu tư và bên kêu gọi vốn, vậy nên trên thực tế Công ty P2P Lending sẽ không có trách nhiệm đại diện hay chịu trách nhiệm pháp lý cho bên doanh nghiệp vay vốn.
Mặc dù vậy vẫn phải nhìn nhận thực tế rằng, rủi ro khi đầu tư là điều không thể tránh khỏi. Nhằm giảm thiểu tối đa vấn để rủi ro, Nhà đầu tư nên lựa chọn đa dạng danh mục đầu tư, không nên để trứng vào một giỏ để rồi “mất cả chì lẫn chài”. Bên cạnh đó, các Nhà đầu tư cũng nên lựa chọn các Công ty P2P Lending uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và có năng lực thẩm định tốt. Khi vòng thẩm định doanh nghiệp chất lượng, hiệu quả, rủi ro cũng vì thế mà giảm đi đáng kể. Hiện tại thị trường P2P Lending tại Việt Nam khá sôi động với những cái tên nổi bật phải kể đến như Công ty Cổ phần Lendbiz (04 năm kinh nghiệm), Finhay (02 năm),…
Khánh An
Theo