Thứ sáu 08/11/2024 14:27 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Kinh tế /

Lâm Đồng: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

15:02 | 07/12/2023

(Xây dựng) - UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có chỉ đạo toàn tỉnh đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong những ngày còn lại của năm 2023.

Lâm Đồng: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Lâm Đồng gấp rút đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.

Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân kế hoạch đầu tư công trong những ngày còn lại của năm 2023, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và thành phố Bảo Lộc, các chủ đầu tư rà soát, thực hiện nghiêm, quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư, giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương…

Cùng với đó, tập trung chỉ đạo với tinh thần quyết liệt, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành công tác giải ngân vốn đầu tư công của năm 2023. Xem nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của năm, kết quả thực hiện giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công là chỉ tiêu đánh giá công tác chuyên môn của năm 2023.

Các Đoàn công tác, Tổ công tác đôn đốc tiến độ giải ngân của tỉnh, huyện tăng tần xuất kiểm tra, giám sát trực tiếp tại công trường nhằm đôn đốc tiến độ, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân vốn cho các công trình. Tiếp tục tiến hành rà soát các khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp, biện pháp thực hiện sát với tình hình thực tế của từng công trình, dự án nhằm tháo gỡ, khơi thông các nút thắt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện của từng dự án.

UBND tỉnh yêu cầu các chủ đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý, rà soát khối lượng còn lại của từng dự án, thực hiện cam kết tiến độ, khối lượng thực hiện, số vốn giải ngân của từng công trình trong những ngày còn lại của năm. Các Sở, ngành chuyên môn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động phối hợp cùng UBND các huyện, thành phố, các chủ đầu tư để giải quyết, hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện của các dự án có khó khăn, vướng mắc. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, đề xuất của chủ đầu tư phải có văn bản trả lời các kiến nghị, đề xuất của chủ đầu tư, trên tinh thần trách nhiệm, hướng dẫn, giải quyết dứt điểm, không trả lời cho có…

UBND tỉnh nêu rõ, đến hết tháng 1/2024, các dự án nêu trên không có khả năng giải ngân, không tăng tỷ lệ giải ngân thì thủ trưởng các đơn vị chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh việc không hoàn thành nhiệm vụ được giao của năm 2023.

Đối với các dự án được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10%, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh; UBND các huyện: Lâm Hà, Đức Trọng, Bảo Lâm tổ chức rà soát từng dự án do mình quản lý, xác định rõ các khó khăn, vướng mắc; chủ động nghiên cứu phương án xử lý, giải pháp thực hiện để tập trung chỉ đạo tháo gỡ; báo cáo cấp có thẩm quyền đối với các nội dung vượt thẩm quyền.

UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc/Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả các nội dung nêu trên. Nâng cao vai trò trách nhiệm của Người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra chậm trễ, không đạt mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2023.

Tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Lâm Đồng năm 2023 và năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 7.208,3 tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư năm 2023 đã được HĐND tỉnh giao là 6.589,3 tỷ đồng; vốn năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 618,9 tỷ đồng. Đến ngày 01/12, Lâm Đồng đã giải ngân 3.782,4 tỷ đồng trên tổng vốn 7.208,3 tỷ đồng, đạt 52,5% kế hoạch.

Hoàng Sơn

Theo

Cùng chuyên mục
  • Họp Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Quảng Ngãi

    (Xây dựng) – Ban Chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi thực hiện các công trình trọng điểm tỉnh giai đoạn 2024 – 2025 (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức cuộc họp lần thứ 5 để nghe báo cáo tình hình triển khai, đồng thời chỉ đạo các chủ thể có liên quan tăng cường phối hợp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án; nhất là tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

  • Quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm

    (Xây dựng) - Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công ước 10 tháng năm 2024 của cả nước chỉ đạt 52,29% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Để phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ trên 95%, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

  • Thái Bình: Dự kiến khởi công nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng trong quý III/2025

    (Xây dựng) - Dự án Nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) Thái Bình với tổng công suất 1.500MW và vốn đầu tư gần 2 tỷ USD đang đẩy nhanh công tác chuẩn bị cho kế hoạch khởi công vào năm sau. Nhà máy dự kiến cung cấp 10 tỷ kWh điện mỗi năm, đóng góp hàng nghìn tỷ đồng vào ngân sách, tạo việc làm và thúc đẩy kinh tế địa phương.

  • Bình Định: Phát huy tối đa tiềm lực để thu hút đầu tư

    (Xây dựng) – Từ đầu năm 2024 tới nay, tỉnh Bình Định thu hút 51 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 9.979 tỷ đồng, trong đó có 49 dự án đầu tư trong nước và 02 dự án FDI. Riêng trong tháng 10, tỉnh thu hút được 10 dự án đầu tư, đây là những tín hiệu khởi sắc trong thu hút đầu tư của tỉnh trong những tháng cuối năm.

  • Quảng Ngãi: Tổng thu ngân sách Nhà nước 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng

    (Xây dựng) – Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi 10 tháng của năm 2024 đạt hơn 23.600 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước và bằng 92,5% dự toán năm.

  • Tạo hành lang pháp lý để phát triển thị trường điện cạnh tranh

    Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Luật Điện lực ban hành 20 năm và đã sửa đổi 4 lần, chỉ giải quyết được một số vấn đề thực tiễn đặt ra, nhưng đến nay, đòi hỏi phải xem xét để sửa đổi toàn diện.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load