Thứ sáu 20/09/2024 06:38 24h qua English RSS
Hotline: 094 540 6866
Trang chủ / Xã hội /

Kỹ thuật an toàn cho công trình xây dựng lắp đặt điện mặt trời mái nhà

18:55 | 01/02/2021

(Xây dựng) – Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng đã giao Viện Khoa học công nghệ xây dựng biên soạn tài liệu hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật liên quan đến an toàn cho công trình xây dựng khi lắp hệ thống điện mặt trời mái nhà.

ky thuat an toan cho cong trinh xay dung lap dat dien mat troi mai nha
Hệ thống điện mặt trời mái nhà ngày càng được lắp đặt nhiều tại Việt Nam.

Trong Công văn số 4844/VPCP-CN ngày 17/6/2020 về việc xử lý thông tin Báo Tuổi trẻ phản ánh về lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Bộ Xây dựng phối hợp với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, ban hành đồng bộ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.

Dựa theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước về công trình xây dựng, Bộ Xây dựng đã giao Viện Khoa học công nghệ xây dựng (IBST) biên soạn tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà”.

Tài liệu này chỉ đưa ra hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn cho các công trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà có công suất không quá 1 MW. Công trình xây dựng tại đây là các công trình hiện hữu hoặc xây mới, bao gồm: nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư và công trình công cộng dạng nhà.

Tài liệu đưa ra những yêu cầu cần tuân thủ khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà. Trong đó, hệ thống điện mặt trời mái nhà cần được kiểm tra trước khi lắp đặt và lắp đặt theo đúng yêu cầu, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất hay các yêu cầu khác theo quy định pháp luật (nếu có).

Hệ thống lắp đặt cần được kiểm tra khả năng chịu áp lực gió tác dụng lên hệ thống tại vị trí lắp đặt trên mái nhà. Vật liệu chế tạo tấm quang điện phải đảm bảo các điều kiện về an toàn điện, an toàn cháy nổ, an toàn môi trường và an toàn sức khỏe đối với con người theo quy định pháp luật.

Trong khi đó, kết cấu đỡ cần xây dựng đơn giản và được tính toán hợp lý nhằm đảm bảo an toàn chịu lực dưới các tải trọng, bao gồm tĩnh tải (trọng lượng bản thân kết cấu đỡ, trọng lượng hệ thống điện mặt trời), hoạt tải (nếu có) và tải trọng gió tác động lên các tấm quang điện.

Ngoài ra, kết cấu đỡ này cần được liên kết chắc chắn với kết cấu mái hiện hữu và các tấm quang điện. Viện IBST lưu ý, kết cấu đỡ nên làm bằng kim loại để có đủ khả năng chịu lực và chống ăn mòn, không nên sử dụng các vật liệu dễ bắt lửa như gỗ, nhựa...

Trước khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời, kết cấu mái nhà và kết cấu công trình hiện hữu cần được khảo sát, kiểm tra và đánh giá về điều kiện đảm bảo an toàn chịu lực khi lắp đặt thêm hệ thống điện mặt trời. Công trình xây dựng cũng phải đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ, an toàn điện, an toàn chịu lực và các điều kiện sử dụng khác như thoát nước, thấm dột, võng, nứt…

Trong tài liệu lần này, Viện IBST cũng đưa ra một số giải pháp để tính toán và kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu đỡ, liên kết giữa kết cấu đỡ và mái công trình hiện hữu; đánh giá an toàn chịu lực của kết cấu mái và công trình hiện hữu. Trong trường hợp có vướng mắc, các đơn vị có thể gửi yêu cầu về Vụ Khoa học công nghệ và môi trường – Bộ Xây dựng để có hướng dẫn xử lý.

ky thuat an toan cho cong trinh xay dung lap dat dien mat troi mai nha
Viện Khoa học công nghệ xây dựng đã biên soạn tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà”.

Đầu năm 2021, Bộ Xây dựng đã có Công văn 6242/BXD-KHCN về việc phổ biến tài liệu “Hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến an toàn công trình xây dựng khi lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà”, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến tài liệu đến Sở Xây dựng các địa phương, chủ đầu tư, các cơ quan chuyên môn về xây dựng và các đơn vị tham gia hoạt động xây dựng để tham khảo, áp dụng.

Dịch Phong (Ảnh: Internet)

Theo

Cùng chuyên mục
  • Quảng Bình: Sơ tán, di dời gần 1.000 hộ dân ra khỏi khu vực sạt lở

    (Xây dựng) - Để đảm bảo an toàn cho người dân do ảnh hưởng của bão số 4, tỉnh Quảng Bình đã khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời 852 hộ/2.995 khẩu ra khỏi khu vực sạt lở.

  • Văn Yên (Yên Bái): Gắn biển công trình chào mừng 60 năm thành lập huyện

    (Xây dựng) - Huyện Văn Yên (Yên Bái) vừa tổ chức gắn biển và đưa vào sử dụng công trình chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện.

  • Bắc Giang: Tiếp tục tập trung giải quyết, khắc phục hậu quả do bão số 3

    (Xây dựng) – Mới đây, Tỉnh ủy Bắc Giang đã ban hành Công văn số 3366-CV/TU về việc tiếp tục giải quyết, khắc phục hậu quả của bão số 3 và mưa, lũ trên địa bàn.

  • Hà Tĩnh: Sẵn sàng phương án di dời hộ dân khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn

    (Xây dựng) - Trước tình hình bão số 4 ảnh hưởng gây mưa lớn, có nguy cơ ngập lụt cao, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đã sẵn sàng phương án di dời các hộ dân vùng thường xuyên bị ngập lụt, sạt lở đất ven sông, chân núi và hạ du các hồ chứa nước đến nơi an toàn.

  • Dáng núi trong điểm trường Thâm Luông

    (Xây dựng) - Được hoàn thành xây dựng vào năm 2023, mới đây, điểm trường Thâm Luông (Hà Giang) đã xuất sắc giành chiến thắng trong hạng mục Trường và Đại học của Giải thưởng Kiến trúc Quốc tế IAA năm 2024 (International Architecture Awards 2024). Công trình chứa đựng câu chuyện ý nghĩa về kiến trúc “xanh” giữa núi rừng.

  • Phục hồi cây xanh đô thị sau bão

    (Xây dựng) – Bão số 3 qua đi đã để lại những thiệt hại vô cùng lớn đối với lá phổi xanh của Thủ đô. Thống kê sơ bộ, bão số 3 khiến 8.700 cây đô thị của Hà Nội bị gãy đổ, tuy nhiên trong số đó chỉ có thể dựng trồng lại được khoảng 1.900 cây. Bên cạnh đó là mối nguy hiểm tiềm tàng từ những cây xanh già cỗi lâu năm trước bão gió, vì vậy việc khôi phục cây xanh nghiêng, đổ… cần khắc phục nhanh và kịp thời.

Xem thêm
...

Tin bài cuối cùng

Không còn dữ liệu để load